6 món ngon ngày Tết không nên hâm nóng nhiều lần, cố ăn càng gây hại nội tạng

09:07, Chủ nhật 14/02/2021

( PHUNUTODAY ) - Việc hâm nóng không chỉ làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn mà còn không có lợi cho sức khỏe.

Trứng

Các protein trong trứng sẽ bị phá hủy khi bạn hâm nóng chúng nhiều lần. Không những thế, các dưỡng chất trong trứng còn có thể bị biến chất và gây ra rối loạn tiêu hóa khi ăn phải. Do đó, chúng ta nên hạn chế hâm nóng trứng. Chỉ nên nấu một lượng vừa đủ cho bữa ăn.

thuc-pham-khong-nen-ham-nong-nhieu-lan-01

Khoai tây chiên

Khoai tây chiên là món ăn được nhiều gia đình yêu thích trong dịp tết. Tuy nhiên, việc hâm nóng sau khi đã chế biến sẽ làm các dưỡng chất trong khoai tây bị phá hủy, thậm chí biến đổi thành chất có hại cho sức khỏe. Nó có thể khiến bạn bị buồn nôn, nôn mửa sau khi ăn. Ngoài ra, việc hâm nóng lại còn khiến hương vị của khoai tây chiên không được ngon như ban đầu.

Thịt gà

Thịt gà có hàm lượng protein cao nên có thể gây ra vấn đề tiêu hóa cho người ăn nếu hâm nóng sau 1-2 ngày để trong tủ lạnh. Làm nóng thịt gà nhiều lần sẽ phá hủy các protein có trong thịt và gây ra các hiện tượng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy...

thuc-pham-khong-nen-ham-nong-nhieu-lan-02

Các loại rau xanh

Nhiều gia đình nghĩ rằng rau thừa đem bọc kín rồi cất vào tủ lạnh để hôm sau đêm hâm nóng là có thể dùng tiếp. Tuy nhiên, các loại rau xanh lá chứa nhiều sắt và nitrat. Sau khi để qua đêm và đem hâm nóng, nitrat sẽ biến đổi thành nitrit - một trong những chất cực kỳ hại đối với sức khỏe.

Nấm

Nấm cũng là một thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Tuy nhiên, bạn không nên để nấm thừa qua đêm và đem hâm nóng vào ngày hôm sau. Theo Hiệp hội Thông tin Thực phẩm châu Âu, nấm chứa nhiều protein dễ bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật. Qua một đêm, nấm đã nấu chín có thể bị biến chất khiến người ăn bị ngộ độc, ảnh hưởng tới chức năng gan.

thuc-pham-khong-nen-ham-nong-nhieu-lan-04

Cơm

Cơm nguội có thể chứa vi khuẩn bacillus cereus làm bạn có các hội chứng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài. Cơm nguội dù được hâm nóng hay rang lên đều đã bị biến chất và có khả năng ngộ độc. Nguyên nhân chính là do cơm chứa nhiều tinh bột. Khi được làm nóng trên 60 độ C, tinh bột sẽ dần dần nở ra và biến thành dạng bột hồ. Quá trình này gọi là "hồ hóa tinh bột", tức là bị biến đổi thành một chất khác và có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền
Từ khóa: thực phẩm Tết