6 ngành nghề rất khó xin việc trong vào 5 - 10 năm tới

22:55, Thứ ba 24/01/2023

( PHUNUTODAY ) - Trong khoảng 5 đến 10 năm tới đây, có 6 ngành nghề được đánh giá rất khó xin việc.

Tại Việt Nam, hiện nay có nhiều ngành nghề dễ xin được việc khi tốt nghiệp nhưng cũng có nhiều nghề trước đây được đánh giá cao, hiện nay lại khó xin việc cho sinh viên mới ra trường. Trong khoảng 5 đến 10 năm tới đây, có 6 ngành nghề được đánh giá rất khó xin việc.

1. Ngành Sư phạm

nganh-nghe-kho-xin-vie-1

Đây là khối ngành đang được Bộ GD-ĐT báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực. Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT cả nước hiện có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và còn khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp. Theo ước tính trung bình từ năm 2013 đến nay, sau khi giảm chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm thì mỗi năm nước ta vẫn có thêm khoảng 4.000 sinh viên ra trường không tìm được việc làm. 70.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp năm 2020 được phân bổ ở tất cả các bậc học, trong đó, bậc tiểu học thừa khoảng 41.000 người, THCS thừa 12.200 người và ở cấp THPT là khoảng 16.900 người.

Nguyên nhân về con số dư thừa và thất nghiệp “khổng lồ” nhiều chuyên gia giáo dục từng phân tích là do việc dự báo tình hình giảm số lượng học sinh ở các bậc học do tác động của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình hệ thống các trường ĐHCĐ sư phạm được mở chưa hợp lý, chỉ tiêu đào tạo chưa được kiềm chế kịp thời và chính sách hỗ trợ học phí đã khiến thí sinh thi vào ngành này và khi quá nhiều sinh viên ra trường xin việc ngành sư phạm quá tải dẫn đến việc rất nhiều sinh viên thất nghiệp, không có việc làm.

2. Ngành Lịch sử

Rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến việc khám phá lịch sử. Nhưng có hứng thú là một chuyện, thực sự dựa vào chuyên ngành Lịch sử để tìm việc là rất khó. Đặc biệt nếu bạn tốt nghiệp đại học, về cơ bản rất khó tìm được việc làm với mức độ phù hợp cao hơn. Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức.

Trong thời buổi khó khăn như hiện nay, không ít cử nhân thạc sĩ chuyên ngành này cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh bởi vì không có việc làm, thất nghiệp quá nhiều.

3. Ngành Kế toán – Kiểm toán

nganh-nghe-kho-xin-vie-3

Cho đến thời điểm hiện tại, ngành Kế toán – Kiểm toán thu hút được rất nhiều người học nhờ mức lương cao sau khi ra trường. Các bạn sau khi ra trường thường được các nhà tuyển dụng săn đón, hoặc đi du học để tìm được mức lương theo nguyện vọng Cũng vì điều này mà điểm chuẩn trúng tuyển của các ngành này luôn đứng “top” 2, 3 so với các ngành khác. Tuy nhiên, hiện nay, đây là một trong những nhóm ngành đang dư thừa lao động và cảnh báo vẫn còn dư thừa trong các năm tới.

Theo khảo sát tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội 6 tháng đầu năm, kế toán – tài chính đứng đầu trong số các ngành được nhiều người tìm việc nhất.Tuy nhiên, do lượng cầu vượt cung quá nhiều nên để kiếm được 1 công việc, mỗi ứng viên phải vượt qua 90 người khác. Tức là tỷ lệ chọi 1/90.

3. Ngành công nghệ môi trường

Ngành Công nghệ môi trường là một trong những ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này, bạn cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học. 

Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém cũng như chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành nên doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì thế, không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề đào tạo. Các bạn sinh viên thường không được làm đúng nghành nghề nên rất dễ xẩy ra tình trạng thất nghiệp.

4.  Công tác xã hội

nganh-nghe-kho-xin-vie-4

Với định hướng chăm lo An sinh xã hội là mục tiêu hàng đầu, TP HCM là nơi sử dụng nhân lực ngành này rất cao. Ngoài ra, còn nhiều tỉnh thành khác cung cũng đang ráo riết triển khai dự án phát triển công tác xã hội nên nhu cầu nhân lực trong tương lai rất khả quan. Tính riêng cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc Sở có hơn 40 đơn vị, các cơ sở ngoài công lập là hơn 60 đơn vị. Đó là chưa kể mạng lưới công tác xã hội của các cơ sở ngành, địa phương, trường học, cơ sở y tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội trong nước, các cơ quan đoàn thể… Thế nhưng, sinh viên tốt nghiệp ra trường kho khăn trong việc kiếm việc làm phù hợp hoặc thu nhập thấp là điều kiện khá phổ biến.

5. Ngành tâm lý học

Ngành cử nhân tâm lý học với điểm đầu vào thấp, cộng thêm việc chưa rõ sau này ra trường sẽ làm những việc gì đã khiến nhiều sinh viên tâm lý hoang mang, tự ti khi bị đem ra so sánh với sinh viên các ngành học khác.

Không ít người đã xin ngừng học, ôn thi tiếp để chuyển ngành, chuyển trường. Một số coi việc học là cách để kiếm được tấm bằng, còn phần lớn thời gian là để đầu tư cho “sở trường” của mình như: sale, marketing, viết báo,...

6. Ngành tiếp thị qua điện thoại

nganh-nghe-kho-xin-vie-5

Ngành tiếp thị qua điện thoại hay gọi là telesales hiện vẫn đang có nhu cầu cao về số lượng nhân lực, tuy nhiên độ hot của ngành này sẽ có nguy cơ giảm trong vài năm tới khi những ứng dụng tuyệt vời của trí tuệ nhân tạo AI được ứng dụng. Chính vì vậy, ngành telesales sẽ trở thành một trong những ngành có nguy cơ thất nghiệp cao nhất trong tương lai gần.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm