Thai nhi thường uống nước tiểu của chính mình
Trong nửa sau của thai kỳ, thai nhi sẽ thải ra khoảng 400-500ml nước tiểu vào trong nước ối. Sau đó, em bé sẽ uống một phần nước thải này vào trong cơ thể. Dù vậy, nước tiểu của thai nhi trong môi trường nước ối là vô trùng, không chứa vi khuẩn nên không làm thai nhi mắc bệnh.
Thai nhi có thể khóc trong bụng mẹ
Ngay từ trước khi chào đời, em bé đã có thể khóc. Thai nhi có khả năng này trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Khi siêu âm, mẹ có thể bắt được những khoảnh khắc em bé đang khóc, há miệng, chán nản hay thậm chí là thở dài.
Tử cung to lên 500 lần khi mang thai
Trong quá trình mang bầu, tử cung của mẹ sẽ phát triển lớn hơn 500 lần so với bình thường và 2 tháng sau khi sinh, nó sẽ trở lại kích thước trước đó. Tử cung trước khi mang thai có kích thước bằng một quả đào và vào cuối thai kỳ, nó sẽ đạt đến kích thước của một quả dưa hấu.
Hormone sản xuất khi mang thai nhiều hơn trong cả cuộc đời
Lượng hormone estrogen cơ thể mẹ sản xuất ra trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ tương đường với 3 năm khi không mang thai. Và tổng cộng trong cả thai kỳ, mẹ sẽ sản xuất ra lượng hormone này nhiều hơn trong cả cuộc đời.
Trong bụng mẹ bé đã có dấu vân tay
Thông thường, dấu vân tay của thai nhi hình thành từ tuần thứ 10 đến 19 của thai kỳ. Và sau khi được hình thành, chúng sẽ không thay đổi cho đến cuối đời.
Cơ thể mẹ tự động tiết sữa khi nghe trẻ con khóc
Cơ thể các bà mẹ mang thai và bà mẹ mới sinh tự động tiết sữa khi nghe thấy tiếng trẻ con khóc, ngay cả khi đó không phải em bé của họ.
Em bé có thể đại tiện trong bụng mẹ
Trong vòng 21 tuần cuối của thai kì, em bé đã bắt đi “đại tiện” và “sản phẩm” của quá trình này sẽ ở trong bụng mẹ cho đến đứa trẻ ra đời.