7 nhóm người không nên ăn cà tím

14:37, Chủ nhật 25/05/2025

( PHUNUTODAY ) - Cà tím là thực phẩm được nhiều người yêu thích, nó ngon bổ rẻ, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên co 7 nhóm người không nên ăn.

Người mắc bệnh gout hoặc viêm khớp

Cà tím có chứa solanine, đây là một hoạt chất tự nhiên thuộc họ nhà cà (cà chua, ớt, khoai tây…). Đối với  người bình thường thì lượng solanine không đáng ngại, nhưng đối với người bị gout hoặc viêm khớp, nó lại là “chất kích ứng” tiềm ẩn.

Solanine khi hấp thụ trong cơ thể có thể làm tăng tình trạng viêm và đau ở các khớp, khiến bệnh nhân cảm thấy sưng tấy, ê ẩm khó chịu, nếu ăn nhiều thì sẽ có cảm giác đau rõ rệt.

Lời khuyên: Nếu bạn đang có bệnh gout hay đang đau khớp, hãy tránh hoàn toàn cà tím, kể cả các món có chứa ít cà.

Người bị viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa

Cà tím là thực phẩm có tính mát, hơi lạnh, vì thế nó co thể gây kích ứng dạ dày nếu ăn nhiều hoặc ăn khi bụng đói. Bởi thế nhưng người bị đau dạ dày, có tiền sử đau dạ dày, trào ngược thì không nên ăn cà tím nhiều vì có thể gây cồn cào, lâm râm đau bụng và khó chịu.

Cũng cần chú ý tránh ăn cà tím chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc ăn vào buổi tối. Nếu đang điều trị bệnh dạ dày, trào ngược thì nên loại cà tím khỏi thực đơn hàng ngày.

Phụ nữ mang thai – đặc biệt trong 3 tháng đầu

Nhiều thông tin cho rằng loại quả này có khả năng kích thích tử cung nhẹ. Vì thế nếu những phụ nữ đang có bầu trong 3 tháng đầu hoặc thai yếu thì nên tránh xa thực phẩm này. Nếu quá thích thì có thể ăn một lượng nhỏ và chỉ nên ăn 1-2 lần một tuần.

7 nhóm người không nên ăn cà tím
7 nhóm người không nên ăn cà tím

Người bị tiêu chảy, lạnh bụng

Cà tím có tính hàn, ăn nhiều dễ khiến bụng lạnh, tiêu chảy kéo dài hoặc làm nặng thêm tình trạng rối loạn tiêu hóa. Vì thế với người đang đau bụng, đi ngoài hay rối loạn tiêu hóa thì nên loại bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn

Khi bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nên ăn cháo thịt nạc cho dễ tiêu và lành bụng. Nên hạn chế đồ dầu mỡ, các món ăn có tính hàn…

Người bị dị ứng hoặc có cơ địa mẫn cảm

Mặc dù không nhiều nhưng thực tế có một vài người dị ứng với cà tím. Một số người có cơ địa dị ứng với các thực phẩm thuộc họ cà, như cà chua, khoai tây, ớt... thì cũng có khả năng bị dị ứng với cà tím. Biểu hiện có thể là ngứa ngáy, nổi mẩn, mề đay phát ban, khó thở…

Vì thế nếu bạn từng dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm họ cà nào, nên thử cà tím ở lượng rất nhỏ và theo dõi phản ứng. Nếu có triệu chứng bất thường, cần dừng ngay và tham khảo bác sĩ.

Người bị ho, viêm họng, hen suyễn

Những người có hệ hô hấp yếu, bị ho, hen cũng không nên ăn cà tím. Tính hàn trong cà tím cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm họng, ho có đờm hoặc hen suyễn. Những người này nếu ăn cà tím khi đang có cơn ho, cổ họng bị tổn thương thì dễ dẫn đến ho kéo dài hoặc tái phát bệnh.

Nếu muốn ăn thì nên chờ khỏi bệnh và nấu chín kỹ rồi mới ăn.

Người thiếu máu, đặc biệt là thiếu sắt

Cà tím có chứa một lượng nhỏ axit oxalic, chất có thể làm cản trở quá trình hấp thu sắt trong cơ thể. Vì thế nếu bạn đang ốm yếu, có bệnh, thiếu máu thiếu sắt thì tốt hơn hết không nên tiêu thụ thực phẩm này.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Thuỵ
Từ khóa: cà tím