7 thực phẩm đại kỵ với người bệnh tuyến giáp

( PHUNUTODAY ) - Những người bị bệnh tuyến giáp nên tránh xa những thực phẩm này kẻo cực hại cho sức khỏe.

Đậu nành

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì hàm lượng isoflavone có chứa trong đậu nành sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng sản xuất hormone của tuyến giáp. Do đó mà không chỉ đậu nành nguyên chất, các loại chế phẩm từ đậu nành như nước tương, đậu phụ, sữa,... cũng nên hạn chế sử dụng.

Các loại đồ hộp hay thực phẩm chế biến sẵn

16

Tất cả các loại thực phẩm chế biến sẵn đều có sử dụng chất phụ gia và calo sẽ có những tác động  xấu đến tuyến giáp. Hơn nữa, hàm lượng đường trong thực phẩm chế biến sẵn cũng khá cao không tốt cho người bị bệnh tuyến giáp. Vì vậy nếu ai đó hỏi tuyến giáp kiêng ăn gì thì nên khuyên họ hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn nhé, sử dụng đồ tươi sống bao giờ cũng tốt hơn cho sức khỏe.

Thực phẩm giàu xơ: bông cải xanh, súp lơ trắng

Các loại rau họ cải như: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải xoăn , củ cải, cải ngọt,… chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác nhưng có thể cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp, ngăn chặn khả năng sử dụng i-ốt của tuyến giáp.

Tuy nhiên, người bệnh cần tiêu thụ một lượng đáng kể các loại rau họ cải để tác động đến sự hấp thụ i-ốt. Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc cả chứng suy giáp và thiếu i-ốt, cần nấu chín các loại rau họ cải này để làm giảm tác dụng của chúng đối với tuyến giáp. Để chức năng tuyến giáp không bị ảnh hưởng, mỗi ngày, chỉ bổ sung khoảng 142 gram.

Lúa mạch, lúa mì, mì ống

17

Gluten được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như: lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì, các loại ngũ cốc khác là thành phần chính trong các loại bánh mì, ngũ cốc, mì ống. Tuy nhiên, người bị suy giáp nên cân nhắc giảm lượng gluten nạp vào cơ thể. Với người bệnh celiac, chất gluten có thể gây kích ứng ruột non, cản trở sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Bên cạnh đó, chế độ ăn không có gluten sẽ mang lại lợi ích cho phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp.

Nếu người bệnh tuyến giáp chọn ăn thực phẩm chứa gluten nên chọn các loại bánh mì, mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt, có nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng khác để giúp cải thiện đường ruột. Ngoài ra, nếu người bệnh uống thuốc điều trị suy giáp, cần ăn trước vài giờ trước hoặc sau khi ăn thực phẩm giàu chất xơ, để ngăn sự hấp thụ hormone tuyến giáp tổng hợp.

Đồ uống: cà phê, bia rượu

Thực phẩm, đồ uống có chứa caffein như: cà phê, trà, soda, socola… có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cường giáp, khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, tim đập nhanh. Nếu có những triệu chứng này, người bệnh nên tránh uống hoàn toàn hoặc uống ít. Ngoài ra, người bệnh có thể thay thế bằng nước ép, rượu táo nóng, trà thảo mộc tự nhiên…

Rượu có thể gây ức chế chức năng tuyến giáp, làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp. Uống rượu thường xuyên hoặc nhiều sẽ làm hư hại các tế bào tuyến giáp, làm giảm tổng lượng hormone tuyến giáp (T3, T4) trong máu, gây ra chứng suy giáp.

Nội tạng

18

Thành phần axit bão hòa và cholesterol có chứa trong nội tạng động vật sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến tuyến giáp, hơn nữa còn làm giảm khả năng hấp thụ của thuốc điều trị bệnh. Do đó cách tốt nhất để không làm bệnh nặng hơn là tránh các loại nội tạng động vật bạn nhé.

Một số loại trái cây: đào, lê, dâu tây

Nhiều trái cây như: dâu tây, đào, lê rất hấp dẫn nhưng không tốt cho người bệnh tuyến giáp. Người bệnh có thể chọn những loại trái cây khác thay thế như: việt quất, anh đào, cam, quýt… giàu chất chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng tuyến giáp, không gây bướu cổ.

Theo:  xevathethao.vn copy link