1. Nhận những món quà được tặng
Khi chờ đợi thiên thần nhỏ chào đời mọi người hay mua quà tặng cho em bé. Hãy “gật đầu” với tất cả, từ đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm hay người thân trong gia đình. Cho mọi người biết những món đồ bạn đang cần để họ có thể tặng và cũng để tránh mua phải những sản phẩm bạn đã có.
2. Xin đồ cũ
Khi đang có bầu, các mẹ nên hỏi xin những chiếc váy bầu của các chị đi trước. Thường các váy bầu và quần áo trẻ sơ sinh chỉ dùng trong một thời gian ngắn và thường còn khá tốt. Chính vì trẻ mau ăn chóng lớn, chỉ vài tháng sau quần áo đã quá cỡ, nếu trưng dụng lại sẽ dôi dư ra một khoản tiền.
Tuy nhiên, các bạn chỉ nên nhận hàng của người thân, hoặc biết rõ về người đó, chứ không phải xin tràn lan để tránh lây nhiễm bệnh cho con.
Nếu bạn đang có kế hoạch có đứa thứ hai, bạn cũng có thể tiết kiệm quần áo đứa đầu cho đứa trẻ tiếp theo.
Có thể tiết kiệm quần áo đứa đầu cho đứa trẻ tiếp theo.
3. So sánh chi phí bệnh viện
Một trong những chi phí lớn nhất liên quan đến việc có em bé đó là chi phí sinh nở. Bạn không những nên xem xét viện phí của các bệnh viện hoặc trung tâm sinh đẻ mà còn phải cân bằng số tiền bảo hiểm của bạn nữa. Số tiền bảo hiểm chi trả và viện phí sinh đẻ có thể khác nhau rất nhiều, thậm chí trong cùng một thành phố. Vì vậy, hãy tìm hiểu các lệ phí sinh nở khác nhau để bạn có thể quyết định chọn bệnh viện nào giúp tiết kiệm tiền bạc nhé.
4. Phiếu giảm giá
Một số công ty cung cấp những phiếu giảm giá đồ sơ sinh hoặc bà bầu. Họ có thể yêu cầu bạn đăng ký trên trang web của họ để nhận được chúng. Nếu may mắn nhận được, bạn có thể sử dụng khi có em bé. Phiếu giảm giá rất đa dạng từ những sản phẩm cụ thể đến một số tiền chi tiêu. Nếu việc săn phiếu giảm giá không phải sở thích của bạn, bạn vẫn có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua các sản phẩm với giá cả vừa túi tiền.
5. Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Các bà mẹ thường quan niệm rằng vừa cho con uống sữa ngoài vừa uống sữa mẹ ngay những tháng đầu đời sẽ giúp con thông mình và khỏe mạnh. Đồng thời cũng có một số bà mẹ ngại cho con bú vì sợ sệ ngực nên cho con uống sữa ngoài. Tất cả trường hợp đó đều không tốt cho trẻ.
Uống sữa ngoài vừa tốn kém mà bé cũng không đủ chất. Trong 6 tháng đầu đời sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Bạn nên nhờ người có kinh nghiệm mách bảo những món ăn có chất dĩnh dưỡng tốt cho mẹ và bé, bạn nên ăn uống đều đặn. Chỉ có như vậy thì bạn mới có nhiều sữa cho con bú khiến bé ngày càng bụ bẫm và khỏe mạnh.
6. Tránh mua tất cả một lúc
Lần đầu làm cha mẹ, ai cũng muốn mua cho con bạn tất cả mọi thứ - đó là một điều dễ hiểu. Tuy vậy, bạn cũng nên cân nhắc trước khi mua đồ để xem vật dụng đó có thực sự cần thiết.
Một chiếc ghế ăn cho bé là không cần ngay lập tức, vì em bé nhà bạn chưa thể ngồi ghế riêng một cách an toàn. Thay vào đó, bạn có thể cắt giảm chi phí bằng cách mua đồ khác. Đó là lựa chọn tuyệt vời giúp bạn tiết kiệm cả tiền bạc và không gian ngôi nhà.
7. Kết hợp dùng tã vải
Sử dụng tã, bỉm giấy trong thời buổi hiện đại sẽ giúp các bà bớt phần vất vả, mệt nhọc trong quá trình chăm sóc bé, tuy nhiên kéo theo đó là một khoản lớn chi phí dành cho việc mua tã giấy dùng một lần cho em bé.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tã vải thuận tiện cho bé sử dụng với chi phí khá rẻ nhưng không mất nhiều công sức cho các bà mẹ. Hãy cân nhắc đến khoản tiền bạn có thể tiết kiệm trong 1 năm tới khi sử dụng tã vãi để làm một việc khác hiệu quả hơn.
8. Kế hoạch bỏ ống lâu dài
Khi bạn đã trở thành người phụ nữ của gia đình thì ngoài các khoản chi phí sinh hoạt vẫn cần một khoản bỏ ống để dành cho em bé. Hãy tạo cho mình cũng như ông xã thói quen bỏ ống tiết kiệm. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên trước món tiền bỏ ống hàng ngày bởi vì “ tích tiểu thành đại”.