1. Khó ngủ, ngủ không ngon giấc
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc ở trẻ, và một trong số đó là do trẻ bị thiếu canxi.
Canxi giúp điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Khi cơ thể thiếu canxi, gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ đã đến giờ ngủ vẫn không tài nào ngủ được.
2. Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm
Trẻ bị thiếu vitamin D trong giai đoạn mới sinh thường mắc chứng đổ mồ hôi trộm. Trẻ dưới 1 tuổi đa số hay thiếu vitamin D do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất, ngoài ra trẻ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân, trẻ mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ còi xương… là những đối tượng bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng.
3. Giật mình khóc đêm
Bởi vì canxi thiếu làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh (từ tryptophan sang melatonine), làm thư giãn não, tạo giấc ngủ sâu bị ức chế, khiến trẻ hay giật mình, khó ngủ, ngủ hay mơ màng và bất an.
Thiếu canxi cũng làm chậm các quá trình trao đổi chất, khiến trẻ chậm lớn, thấp còi. Sức khỏe không đảm bảo cùng với sự trằn trọc khi ngủ sẽ khiến trẻ dễ bị mệt mỏi, càng làm cho giấc ngủ chập chờn và quấy khóc nhiều hơn.
4. Bé hay bị nhức mỏi, đau chân
Canxi là thành phần chính của xương và răng, thiếu canxi làm cho xương của trẻ bị yếu, nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể của xương cũng không thể hoàn thành, khiến cho bé thường có những biểu hiện đau nhức xương đặc biệt là ở chân và tay trong khi di chuyển hay phải mang vác một vật gì đó. Xương mềm và yếu cũng khiến trẻ lười vận động và hay ngồi một chỗ. Từ việc lười vận động sẽ càng khiến trẻ trở nên yếu kém hơn và dễ mắc bệnh béo phì.
Ngoài ra, nếu mẹ để ý thấy con hay bị chuột rút ở chân thì điều đó cũng chứng tỏ trẻ đang bị thiếu canxi.
5. Thóp liền quá muộn
Thóp là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ sơ sinh. Thông thường thóp sẽ khép lại khi trẻ được 12–18 tháng tuổi. Thóp liền quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt. Nếu thóp liền lại quá sớm sẽ hạn chế sự phát triển của não, ảnh hưởng đến trí tuệ. Còn thóp đóng lại muộn có thể là dấu hiệu trẻ thiếu canxi khiến còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to bất thường.
6. Trẻ biết đi muộn, bị biến dạng xương và khớp
Hầu hết thiếu hụt canxi ở trẻ dưới 1 tuổi đều biểu hiện ở khu vực chân. Chân cong hình chữ O, chữ X, cơ bắp lỏng lẻo, yếu mềm. Xương mềm khiến các bé biết lẫy, bò, đứng, đi rất muộn so với các bạn đồng trang lứa.
7. Rụng tóc vành khăn
Hiện tượng bé rụng tóc hình vành khăn (tóc đằng sau gáy không mọc) có thể là dấu hiệu sớm của còi xương mà nguyên nhân chính là do thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi.
8. Sâu răng, chậm mọc răng
Canxi là một thành phần quan trọng của răng. Do dó, thiếu hụt canxi trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến răng, gây sâu răng. Trẻ em thiếu canxi có thể mọc răng trễ hơn so với các bé cùng tuổi.
Một số em bé khi đến tuổi mọc răng vẫn có răng như bình thường, tuy nhiên răng mọc lệch, so le, bố trí không đều khoảng cách giữa các răng, răng lỏng, sớm rụng cũng là biểu hiện thiếu hụt canxi ở trẻ.