8 hành động của mẹ bầu trong thời gian mang thai khiến con chậm phát triển, ngu si sau này

16:30, Thứ ba 04/09/2018

( PHUNUTODAY ) - Thống kê cho thấy, cứ 100 thai nhi thì sẽ có từ 3 đến 5 em bé gặp các vấn đề về phát triển. Vì vậy, ngay từ khi phát hiện mình có thai, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về những kiêng cữ khi mang thai.

Khi đang mang bầu bà bầu rất dễ nhạy cảm với môi trường bên ngoài nên tính khí có phần hơi thất thường và nóng tính. Những hành động này sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng:

Hút thuốc

dp1832390

Thuốc lá chứa chất nicotine và nhiều chất độc hại khác. Phụ nữ hút thuốc khi đang mang thai có thể làm em bé sinh ra nhỏ hơn thông thường, cũng như có khả năng sinh non, gặp nhiều bệnh tật như hen suyễn hay các bệnh về hô hấp. Hút thuốc còn làm giảm lượng sữa mẹ và có thể làm thai nhi có mùi thuốc lá. Các phương pháp thay thế chất nicotine cũng được khuyên không nên áp dụng ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, bạn hãy nghĩ đến việc cai thuốc trước khi quyết định mang thai!

Mẹ lo âu dẫn đến con giảm khả năng học tập

Trong một nghiên cứu khoa học, chứng rối loạn lo âu trong những tháng đầu thai kỳ làm giảm khả năng tập trung của trẻ sau này. Đó là những đứa trẻ có kích thước vùng hồi hải mã trên não nhỏ hơn những đứa trẻ bình thường khác. Vì vậy mà độ tập trung và ghi nhớ của chúng cũng giảm theo.

Mẹ rối loạn tâm lý dẫn đến con chậm nói

52589-me-bau-hay-khoc-co-lam-con-cham-phat-trien-khong-2-0907

Trong số những trẻ chậm nói thì có đến 15% trường hợp nguyên nhân là do mẹ bị rối loạn tâm lý khi có bầu. Thời gian ấy những cung bậc cảm xúc cứ thay đổi liên tục. Có lúc vui, buồn, có lúc trầm cảm và lo âu ở người mẹ. Điều này khiến thai nhi thiếu hụt dưỡng chất cần thiết đi nuôi hệ thần kinh. Hậu quả là con chậm phát triển ngôn ngữ hơn những đứa trẻ khác.

Ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

Theo nghiên cứu, tâm lý lo âu bồn chồn của mẹ trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến khả năng tập trung của trẻ. Không chỉ vậy, khi bị suy sụp tinh thần, đa số mẹ bầu sẽ trở nên ù lì, chậm chạm và tăng cân nhiều hơn. Và điều này gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, khiến con không nhận đủ dưỡng chất để phát triển, nhất là phát triển não.

Tiếp xúc với độc tố thải ra từ môi trường

Trong cuộc sống hàng ngày, có một số chất độc hại mà bà bầu cần tránh tiếp xúc như chì, hóa chất, chụp X quang, thuốc trừ sâu... vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp bất khả kháng phải tiếp xúc với các chất trên, hãy bảo đảm môi trường thông thoáng, luôn mang khẩu trang và quần áo bảo hộ. Nếu như bạn đang làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với những chất độc hại thường xuyên, hãy bàn với công ty để chuyển qua một vị trí khác

Trẻ có nguy cơ tăng động cao

Khi mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine, hai loại hoóc-môn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến bạn dễ trở nên bồn chồn, kích động. Theo các chuyên gia, hai loại hoóc-môn này có thể “lây” qua thai nhi thông qua nhau thai, khiến hệ thần của trẻ không được ổn định, và nguy cơ mắc chứng tăng động cũng cao hơn hẳn.

Báo động nguy cơ rối loạn tâm lý

Theo thống kê, những mẹ bầu gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý trong tam cá nguyệt thứ 3 thường có nguy cơ sinh con bị rối loại hành vi cao gấp 2 lần so với bình thường. Đặc biệt, nguy cơ càng tăng cao hơn nếu như tình trạng tâm lý bất thường của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày cuối thai kỳ.

Cẩn thận khi tắm bồn, xông hơi và spa

3

Trong những tháng đầu của thai kỳ, bào thai trong bụng bạn sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể mẹ. Vì vậy những hoạt động như tắm bồn hay xông hơi có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng lên và kéo dài một khoảng thời gian có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Nhiệt độ bình thường của cơ thể dao động từ 36,1 đến 37,3 độ và thai phụ được khuyên không nên ở trong những môi trường làm nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 39 độ.

 

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc