Những người tuyệt đối không ăn rau mồng tơi
Mặc dù rau mồng tơi có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn rau mồng tơi.
Người đang bị tiêu chảy
Dân gian thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.
Những người bị sỏi thận
Đối với người bị sỏi thận, nên tránh ăn rau mùng tơi vì mùng tơi chứa nhiều purin - một hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ biến thành acid uric. Hàm lượng acid uric cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.
Những người mắc bệnh sỏi thận và gut
Dù loại rau này rất tốt cho sức khỏe nhưng theo lương y Bùi Hồng Minh thì rau mùng tơi lại không tốt với một số người mắc bệnh sỏi thận và bệnh gut. Vì trong rau mùng tới chứa lượng axit oxalic, purin cao nên ăn nhiều rau mồng tơi chuyển hóa thành axit uric, sẽ tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây bệnh gout, sỏi thận.
Ngoài ra, nếu ăn nhiều rau mùng tơi xào, hay luộc chúng ta luôn có cảm giác xít răng. Đây chính là nguyên nhân gây vàng vì chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ hình thành nên những mảng bám, cáu lại ở răng, chất nhày này sẽ không hòa tan được trong nước. Điều này thì không phải ai cũng biết nghĩ rằng ăn rau mùng tơi xong đánh răng nhưng thực sự nó không có tác dụng.
Ăn nhiều mùng tơi gây khó chịu trong dạ dày bởi vì mùng tơi có chứa nhiều chất xơ. Lượng chất xơ quá lớn sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chuột rút.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau mùng tơi
Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp. Dùng mồng tơi giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng sẽ mau lành.
Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi chữa chảy máu mũi do huyết nhiệt (dân gian thường gọi là chảy máu cam).
Dùng khoảng 100g mồng tơi sắc nước uống trong ngày thay trà chữa tiểu tiện không thông, đái dắt, đái nhỏ giọt hiệu quả.
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ có nhiều sữa hơn.
Mồng tơi trộn với đường phèn, giã nát, đắp vào chỗ bị thương sẽ giúp cầm máu, vết thương mau lành.