Phi công
Như tiếp viên hàng không, đặc thù ngành nghề của phi công là cực kỳ nghiêm ngặt. Phi công phải trải qua kiểm tra sức khoẻ và quá trình học tập, rèn luyện khắc nghiệt.
Là một nghề có độ rủi ro cao và quyết định sự sống của rất nhiều người, phi công phải chịu áp lực trong khi làm việc. Vì thế, mức lương của phi công cũng tương xứng với công sức mà họ bỏ ra.
Bác sĩ phẫu thuật
Vấn đề sức khỏe ngày càng được chú trọng cũng là khi ngành y tế ngày càng giữ vai trò quan trọng với người dân. Khi hỏi làm nghề gì lương cao trong ngành Y, bác sĩ phẫu thuật chắc chắn đứng đầu.
Lý do là bởi họ có công việc quyết định sinh mạng của con người, rất rủi ro, và đòi hỏi bàn tay cẩn thận, kỹ năng chuyên môn tuyệt đối. Quá trình đào tạo các bác sĩ phẫu thuật cũng không hề dễ dàng và thường chỉ những người thật sự xuất sắc và tận tâm với nghề mới có đủ tiêu chuẩn làm một bác sĩ thực thụ.
Lương của bác sĩ phẫu thuật còn phụ thuộc vào cấp bậc, trình độ chuyên môn, và hệ số và thang bảng lương pháp luật quy định.
Ngành công nghệ thông tin
Cụ thể là lập trình viên, tại Việt Nam, mức lương cụ thể của lập trình viên có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, địa điểm làm việc, công ty và ngành công nghiệp mà họ đang hoạt động. Dưới đây là mức lương tham khảo của lập trình viên tại Việt Nam trong năm 2023:
- Lập trình viên Fresher (mới tốt nghiệp): Mức lương bắt đầu từ khoảng 7 triệu VND/tháng đến 15 triệu VND/tháng, tùy theo địa điểm và công ty.
- Lập trình viên có kinh nghiệm 1-3 năm: Mức lương trung bình dao động từ 15 triệu VND/tháng đến 25 triệu VND/tháng.
- Lập trình viên có kinh nghiệm trên 3 năm: Mức lương trung bình có thể từ 25 triệu VND/tháng trở lên, tùy thuộc vào kỹ năng và chuyên môn cụ thể.
Truyền thông – Marketing
Truyền thông – Marketing hiện đang là một trong op 10 ngành nghề có thu nhập cao nhất. Là một trong những ngành thu hút rất nhiều các bạn trẻ bởi mức lương hấp dẫn, môi trường làm việc hiện đại chuyên nghiệp và đặc biệt là cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Đặc biệt là sự phát triển bùng nổ của truyền thông hiện nay thì vai trò của ngành nghề này càng được lên ngôi. Theo thống kê, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá vai trò của bộ phận Marketing – Truyền thông là vô cùng quan trọng, đặc biệt là việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp đó và giúp họ bán được nhiều sản phẩm, mang đến nguồn doanh thu chủ yếu của công ty. Cũng vì lý do này mà ngành này đang khát nhân lực. Theo đánh giá thu nhập của ngành này luôn nằm trong top đầu của những việc làm lương cao nhất hiện nay.
Kinh doanh bất động sản
Nói đến những nghề lương cao nhất Việt Nam thì không thể không kể đến bất động sản. Lương của mỗi nhân viên bất động sản cũng gồm lương cứng và hoa hồng, trong đó phần thu nhập cao nhất thường đến từ % hoa hồng sau mỗi giao dịch thành công.
Ngoài ra, mức chiết khấu sẽ dao động từ 2,5 – 3%. Càng thu hút được nhiều mối khách hàng thì tỉ lệ thu nhập càng cao.
Để đạt được mục tiêu này, người làm bất động sản cần có tài giao tiếp khéo léo và kỹ năng bán hàng tinh tế.
Quản lý ngân hàng
Các vị trí quản trị trong ngân hàng cũng mang về mức thu nhập không nhỏ. Phụ trách hàng trăm triệu quỹ, các khoản đầu tư với nhiều rủi ro liên quan khiến việc quản lý ngân hàng cực kỳ xứng đáng với mức lương cao.
Đó là còn chưa kể cuối năm, mỗi nhân viên ngân hàng còn có thể nhận từ 3 tháng lương tiền thưởng trở lên. Có thể nói các nghề trong lĩnh vực ngân hàng có mức lương rất đáng ghen tỵ, nhưng đổi lại là áp lực lớn mà không phải ai cũng có thể gánh được.
Ngành xây dựng
Theo thống kê, hiện nay Việt Nam được đánh giá là một trong ba quốc gia tăng trưởng ở châu Á nhanh nhất.
Chính vì thế, nhu cầu tìm các kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình và kiến trúc sư của những công ty, nhà thầu được tăng lên.
Dự báo đến năm 2025, nhu cầu nhân lực của ngành này mỗi năm đều được tăng thêm 400.000 – 500.000 người.
Giảng viên đại học
Giảng viên cũng được coi là một trong những nghề lương cao và được coi trọng nhất hiện nay. Những ai có trình độ cao mới có thể chịu trách nhiệm giảng dạy trong môi trường học thuật như các trường đại học. Theo khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Giáo dục đại học năm 2018:
“Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ.”
Có thể nói, mức lương của các giáo sư, tiến sĩ khi làm giảng viên là hoàn toàn xứng đáng vì đây là một nghề cần trí tuệ, trình độ học vấn sâu rộng và đạo đức nhà giáo, chứ không hề “dễ xơi” như một phần nhận định.