Thời tiết nắng nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng viêm da (hay rôm sảy). Ngoài ra, những ngày oi nóng thường khiến trẻ tiết mồ hôi nhiều hơn, nếu không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi hay chất cặn bã bịt kín, cũng làm da nổi các nốt viêm.
Trẻ nhỏ da rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị rôm sảy. Ở người lớn, lớp biểu bì dày hơn nên hiện tượng này ít đi. Rôm sảy thường mọc thành đừng đám và hay tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán, cổ...
Lá trà xanh
Trong lá trà có chứa nhiều hoạt chất phenol giúp kháng viêm, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng, vi khuẩn có hại trên da.
Hơn nữa, loại lá này còn chứa hoạt chất EGCG có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kích thích sự tái sinh của tế bào, tăng khả năng bảo vệ da trước các tác nhân gây hại.
Cách dùng đơn giản là đem lá trà xanh rửa sạch, bỏ vào nồi và đổ ngập nước. Nấu nước lá này khoảng 10 phút rồi bỏ thêm một nhúm muối vào khuấy đều và tắt bếp. Lọc lấy phần nước trà và pha loãng với nước sạch để tắm.
Lá tía tô
Tía tô không chỉ có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe tổng thể, loại lá này có có khả năng giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể.
Để nấu nước tắm, hãy lấy lá tía tô bỏ vào nồi nước đun sôi rồi lấy nước đó hòa vào nước tắm.
Cách khác là dùng lá tía tô giã nát, lấy nước cốt rồi thoa lên vùng da bị rôm sảy và ngứa. Cứ để vậy cho nước lá tía tô tự khô đi rồi tắm hoặc lau lại bằng khăn sạch.
Tắm nước lá tía tô có tác dụng giải nhiệt, lưu thông máu và làm mát da cực tốt.
Lá dâu tằm
Lá dâu tằm có tác dụng tản nhiệt, trị rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả, đặc biệt với trẻ con.
Cách sử dụng đơn giản là lấy một nắm lá dâu tằm, đem rửa sạch rồi bỏ vào nồi nước, bật bếp đun sôi. Sau đó, tắt bếp và chờ nước nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh để tắm.
Lá khế
Lá khế có tính kháng khuẩn, thanh nhiệt, trị dị ứng. Nhờ vậy có thể dùng trong các trường hợp mẩn ngứa, rôm sảy rất hiệu quả.
Cách làm nước tắm từ lá khế như sau: Lấy một nắm lá khế đem rửa sạch và tước bỏ phần gân cứng.
Sau đó đem lá khế đi xay nhuyễn hoặc giã nát với một chút muối. Vắt lấy nước cốt vào cho vào chậu nước ấm để tắm. Tắm nước lá khế liên tục trong 3-4 ngày để thấy hiệu quả.
Lá kinh giới
Kinh giới là loại lá có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn và làm sạch da rất tốt. Đây là loại lá tắm cho trẻ sơ sinh được dùng rất nhiều. Theo kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh dân gian, lá kinh giới tươi để nấu nước uống và tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày để chữa và đề phòng rôm sảy, mụn nhọt, mẩn đỏ.
Nước lá kinh giới có thể giúp da bé nhanh mát, mịn, hết rôm sảy. Nếu có sẵn lá tươi, bạn chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé. Nếu không, bạn có thể phơi khô lá kinh giới và để ở nơi khô ráo để dùng dần. Mỗi lần tắm, hãy lấy một nắm lá khô, cho vào nồi đun sôi một lúc rồi pha vào nước tắm cho bé.
Lá bồ công anh
Đông Y cho biết, bồ công anh có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải đ ộ c, làm mát gan. Loại cây này được sử dụng nhiều để điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa hiệu quả.
Lấy 40-50 gram lá bồ công anh tươi, rửa sạch và cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước. Sau đó lọc lấy phần nước lá và pha thêm nước lạnh để tắm.
Lá trầu không
Lá trầu là loại lá tắm cho trẻ sơ sinh được nhiều bạn sử dụng. Bởi công dụng giúp sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn tốt và lành tính. Không chỉ điều trị rôm sảy, tắm lá trầu không còn giúp bé không bị hăm. Bạn chỉ cần rửa sạch 10 lá trầu không, thái lát mỏng hoặc vò nát rồi cho vào nồi đun sôi. Đợi khoảng vài phút cho nước trầu tiết ra, sau đó pha với nước ấm để tắm cho bé.
Lá sài đất
Theo Đông Y, sài đất có tính mát, giúp làm mát da, trị rôm sảy, mụn nhọt, giảm ho, viêm họng hiệu quả.
Lá sài đất có thể dùng để điều trị viêm ngoài da. Khi bị rôm sảy, mẩn ngứa, bạn có thể tắm nước lá sài đất để giảm bớt sực khó chịu.
Lấy 200gr lá sài đất tươi hoặc 100gr lá khô, rửa sạch và vò nát. Sau đó cho lá sài đất vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi khoảng 5 phút.
Cuối cùng lọc lấy phần nước và pha loãng với nước lạnh để tắm. Áp dụng cách này khoảng 3 lần/tuần.
Rau sam
Rau sam vị chua, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Dùng khoảng một nắm rau sam tươi giã nát, vắt lấy nước, pha tắm cho trẻ.
Các bé bị rôm sảy chủ yếu là cơ thể nóng trong. Vì vậy, ngoài tắm bằng phương pháp này thì cần chú ý tăng cường bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh... Nên uống nước giải khát thanh nhiệt như: rau má, nước chanh, nước chanh muối, mía lau, atisô…
Để thanh nhiệt cần cho trẻ ăn xen kẽ các loại cháo hoặc chè nấu bằng các loại đậu như đậu xanh nguyên vỏ, đậu đỏ, đậu đen, bột sắn dây… Không nên cho đường hoặc cho rất ít đường. Với trẻ ăm dặm có thể nghiền lá non và hoa thiên lý, quấy bột, nấu cháo cho trẻ rất tốt, rất mát, phòng rôm sảy.
Những lưu ý dành cho mẹ
Khi tắm bằng nước lá mẹ cần đảm bảo vệ sinh cho bé, không tắm nước quá đặc và không sử dụng khi trẻ bị trầy xướt mưng mủ nhé, và quan trọng là đảm bảo bé luôn thoáng mát.
Nếu tình trạng bé không thuyên giảm, cần cho bé tới Bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám.