Bệnh ung thư vòm họng rất nguy hiểm vì nó tiến triển khá âm thầm. |
1. Ung thư vòm họng có nguy hiểm không?
Bệnh ung thư vòm họng rất nguy hiểm vì nó tiến triển khá âm thầm, các triệu chứng thường không đặc thù khiến người mắc bệnh thường dễ dàng bỏ qua hoặc ngay cả người có chuyên môn cũng dễ chẩn đoán nhầm.
Vòm họng là hốc rộng, khi bị ung thư thì các dấu hiệu bị bệnh lại là tổn thương ở các cơ quan khác như nghẹt mũi - viêm xoang hoặc cảm cúm, nhức đầu (do khối u phá hủy nền sọ) rất dễ chẩn đoán là đau thần kinh.
Mặt khác, vòm họng khá sâu và khuất nên rất khó tiếp cận nên không thể thăm khám bằng mắt thường mà phải dùng dụng cụ nội soi thì mới phát hiện ra đường, vì thế rất khó thăm khám đối với những bác sĩ không phải chuyên khoa tai - mũi - họng.
Trong trường hợp phát hiện ra bệnh ở giai đoạn muộn, tỷ lệ tái phát và di căn của bệnh ung thư vòm họng là rất cao, trong khi tỷ lệ sống được trên 5 năm chỉ khoảng 10 - 40%.
Bệnh ung thư vòm họng còn gây ra hội chứng paraneoplastic - 1 hội chứng khá hiếm gặp khi hệ miễn dịch phản ứng với sự xuất hiện của các tế bào ung thư bằng cách tấn công các tế bào bình thường.
Hội chứng này làm suy yếu sức khỏe khiến bệnh nhân nhanh chóng và dễ bị tấn công bởi nhiều căn bệnh khác.2.
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng:
Theo GS.TS Mai Trọng Khoa (Phó giám đốc bệnh viện Bạch Mai, GĐ Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - bệnh viện Bạch Mai), nguyên nhân gây ung thư vòm họng cho tới nay chưa được xác định rõ ràng. Tuy vậy, có rất nhiều giả thiết:
- Do virus: Qua nhiều nghiên cứu thấy, bệnh này có liên quan đến virus Epstein - Barr (EBV). Xét nghiệm kháng thể chống virus EBV cao ở một số bệnh nhân ung thư vòm họng loại biểu mô không biệt hóa.
- Yếu tố di truyền: Nhiều trường hợp ung thư vòm họng được phát hiện trong 1 gia đình.
Tỷ lệ tăng cao của kháng nguyên HLA-A2 ở vị trí thứ nhất và sự thiếu hụt ở vị trí thứ 2 của kháng nguyên HLA-Bw46 hình như tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện ung thư vòm họng.
- Do môi trường: Kiều dân Trung Quốc di tản sang Mỹ ít bị ung thư vòm họng hơn ở trong nước làm người ta nghĩ tới vai trò của môi trường tác động vào bệnh này.
Tổn thương chức năng tế bào lympho T kèm theo nhiễm EBV mạn tính là 2 nguy cơ cao đã được xác định.
- Thức ăn và cách chế biến: Thức ăn chế biến qua các khâu lên men như rượu bia, cá muối, dưa khú, nước mắm có chứa nhiều chất Nitrosamin có liên quan đến 1 số loại ung thư của đường tiêu hóa và ung thư vòm họng.
- Tuổi và giới: Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ 5 - 85 tuổi, tuy nhiên lứa tuổi hay gặp nhất từ 40 - 60 chiếm 50 - 70%.
Bệnh gặp cả 2 giới, tuy nhiên hay gặp hơn ở nam (tỷ lệ nam/nữ = 2,5/1).
3. Các giai đoạn và tiên lượng sống của ung thư vòm họng:
- Giai đoạn 1: Ung thư mới bắt đầu rất nhỏ, và đo được khoảng không quá 2,5cm. Đây là giai đoạn ban đầu nên ung thư chưa lây lan đến các hạch bạch huyết, do đó sự sống còn đầy hứa hẹn nếu phát hiện ra và điều trị ngay lập tức.
- Giai đoạn 2: Khối ung thư đã tăng lên đến 5 – 6cm và các tế bào của nó đã bắt đầu quá trình tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, cơ hội phục hồi của bệnh nhân còn khá tốt nếu ung thư chưa lây lan sang các hạch bạch huyết và vẫn còn trong thanh quản.
- Giai đoạn 3: Ung thư vòm họng đã phát triển và đã bắt đầu lan tràn đến các khu vực khác và gây ra thiệt hại không thể khắc phục được.
Kích thước của khối u đã tăng lên, nhưng nếu khối u vẫn còn nhỏ, thì có thể loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật. Một số bác sĩ vẫn cho rằng giai đoạn III là còn sớm và có thể điều trị được bằng cách kết hợp hóa trị và xạ trị.
- Giai đoạn 4: Giai đoạncuối cùng của ung thư vòm họng, khối u đã lan đến môi và miệng, phá hủy các hạch bạch huyết.
Khối u có thể lây lan đến các hạch bạch huyết ở phía bên kia, mỗi hạch bạch huyết có thể có khối u lớn đến 6cm.
Biểu hiện của giai đoạn cuối là xâm lấn và di căn.
Ung thư gan - cách ngừa hiệu quả nhất để không chết sớm (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Bệnh ung thư gan và cách ngừa hiệu quả ai cũng cần biết để không chết sớm hơn mọi người. |