Gạo lứt là một loại ngũ cốc được nhiều người tin dùng và truyền tai nhau những tác dụng “kinh điển” của gạo lứt từ giúp giảm cân, trị mụn, chống tiêu chảy, táo bón, giúp cắt cơn hen suyễn, chống suy nhược, thậm chí trị được bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, ung thư,…
Những lưu ý khi ăn gạo lứt
Không ăn mỗi gạo lứt cho bữa ăn
Trong quá trình xay xát, lớp vỏ lụa được giữ lại nên gạo lứt chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ. Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều trong gạo trắng thông thường. Nhờ vậy, gạo lứt rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
Gạo lứt đặc biệt tốt với phụ nữ, nó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết, làm giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau khi mãn kinh.
Gạo lứt ăn rất cứng, cần phải nấu lâu mới chín, nhai kĩ. Bởi vậy, người sử dụng phải nhai từ từ, không thể ăn nhanh nên tiêu thụ ít hơn, cảm giác no lâu hơn.
Gạo lứt cũng là loại thực phẩm hàng đầu trong phương pháp thực dưỡng thông qua ăn uống đúng cách và hợp lý sẽ giúp cải thiện sức khỏe đồng thời có tác dụng giảm cân. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Tuy nhiên, gạo lứt cũng như gạo bình thường, chỉ là một chất tinh bột cung cấp một phần chất dinh dưỡng, chúng ta vẫn cần ăn bổ sung với các nhóm thực phẩm khác như đạm, chất khoáng. Mặc dù chất xơ là thành phần có hàm lượng cao trong gạo lứt, nhưng cũng không thể nào bằng rau xanh, trái cây.
Chỉ nên sử dụng gạo lứt từ 2 - 3 lần/ tuần
Theo các chuyên gia, chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
Những người không nên ăn gạo lứt
Gạo lứt tốt cho sức khỏe nhưng trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên kẻo gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.
Cách chế biến gạo lứt
Cách nấu cơm gạo lứt
Với nồi áp suất thường: Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất thường hơi mất thời gian 1 chút, đầu tiên bạn cho gạo lứt, đậu đỏ, hạt sen, phổ tai vào nồi nấu tới khi áp suất đạt bắt đàu xì hơi, thì cho lửa nhỏ xuống rồi lót thêm kiềng hoặc tấp sắt dày ở giữa để giảm nhiệt và đun như vậy thêm khoảng 30 phút nữa. Tắt bếp để yên đó và đợi khoảng 20 phút là cơm chín.
Với nồi áp suất điện: Nồi áp suất điện thì đơn giản hơn nhiều, bạn chỉ cần cho hết vào nồi, cắm điện chọn chế độ nấu cơm gạo lứt 30 phút cho nồi tự nấu. Khoảng 30 phút nồi cơm trở về chế độ 0 phút thì ta rút điện ra và giữ nguyên như vậy trong khoảng 20 phút, xả áp và mở nắp nồi.