Cắn vỡ hạt na khi ăn
Hạt của qủa na thể dùng để làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao. Vì vậy khi ăn nên cẩn thận, nếu sơ ý nuốt phải hạt thì không sao vì hạt na có vỏ dày và cứng bao bọc, còn nếu cắn vỡ hạt na thì độc tố trong nhân hạt na rất dễ phát huy tác dụng, gây hại cho cơ thể.
Na có thể chứa nhiều giòi nên cần quan sát kỹ trước khi ăn
Vào những ngày thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều như dạo gần đây, nguy cơ na có giòi sẽ rất cao. Thêm vào đó, na chín không được bảo quản ngay và bảo quản đúng cách có thể khiến giòi sinh sôi, nảy nở. Với sắc tương đồng thịt na, nhiều người sẽ ăn cả giòi mà không hay để ý. Đây là lưu ý khi ăn na dành cho tất cả mọi người, ai ăn cũng cần cảnh giác, tránh nguy cơ bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa…
Nhóm đối tượng cần thận trọng khi ăn na
- Bệnh nhân tiểu đường: Trong na có hàm lượng đường tương đối cao nên bệnh nhân tiểu đường, nhất là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường không nên ăn na nhiều. Tốt nhất nên ăn thận trọng theo khuyến cáo cụ thể của bác sĩ trong từng trường hợp.
- Người thừa cân béo phì: Na rất ngon và bổ dưỡng nhưng có hàm lượng đường khá cao nên người đang bị thừa cân, béo phì không nên ăn hoặc nên ăn thận trọng theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng.
- Bệnh nhân suy thận: Na là thực phẩm giàu kali nên không phải là người bạn đồng hành hoàn hảo cho bệnh nhân suy thận. Nhóm đối tượng này muốn ăn na cần tham khảo ý kiến bác sĩ, nghiêm cấm tùy tiện nếu không sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề hơn.
Cách chọn na ngon
- Bạn nên chọn quả tròn, mắt to, kẽ mắt trắng, cuống nhỏ, chín mềm không nứt, vỏ không đen.
- Khi mua cần phân biệt na dai và na bở: Na dai thường ít hạt, múi na to, dễ bóc vỏ và múi cũng dai hơn. Còn na bở vỏ dầy và sần hơn, khi chín thường mềm, cần nhẹ tay, rất hợp khi cho trẻ ăn. Tuy nhiên, cần quan sát kỹ để tránh ăn phải giòi nằm trong các múi của quả na.