Anh nông dân Sóc Trăng trồng loại quả màu tím "đột biến", quanh năm cho trái, kiếm nhẹ nhàng 3,5 tỷ đồng/năm

17:20, Thứ bảy 21/09/2024

( PHUNUTODAY ) - Trồng loại cây đột biến cho ra trái quanh năm, hi trái chín có trọng lượng 250-500 gram, vỏ bóng và có màu tím đẹp mắt. Anh dùng thử cùi mềm, thịt có độ dai, vị ngọt thanh, ít hạt khác biệt so với các giống thông thường. Cây cho trái quanh năm nên chủ vườn đặt tên là vú sữa tứ quý.

Vô tình phát hiện một cây vú sữa tím đột biến trong vườn của cha vợ

Theo Danviet, anh Trần Anh Nhân, 47 tuổi, ngụ ở ấp Mỹ Thuận, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cho biết, đang sở hữu vườn vú sữa tím đột biến độc lạ.

Theo anh Nhân, trước đây, anh vô tình phát hiện một cây vú sữa tím đột biến trong vườn của cha vợ nên chiết nhánh ra trồng và nhân rộng dần. Hiện nay, vườn vú sữa tím đột biến của anh Nhân rộng hơn 10 ha.

Vú sữa tím đột biến do anh trồng cho trái tự nhiên quanh năm.

Vú sữa tím đột biến do anh trồng cho trái tự nhiên quanh năm.

Anh Nhân cho biết, vú sữa tím đột biến do anh trồng cho trái tự nhiên quanh năm trong khi các giống vú sữa khác ở địa phương chỉ cho trái 1 vụ duy nhất trong năm. Ngoài ra, vú sữa tím đột biến rất ít mủ, hạt tróc, vị ngọt nhẹ.

"Vú sữa tím đột biến của tôi trồng khi cắt trái ra ăn rất ít mủ, có trái gần như không thấy mủ, hạt rất dễ tróc và vị ngọt nhẹ thích hợp với khẩu vị của nhiều người, nhất là người nước ngoài" - anh Nhân nói.

Đầu năm 2012, Anh Nhân bắt đầu từ 100 cây vú sữa giống của cha vợ. Nhưng thời điểm đó điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc bón phân, phun thuốc rất hạn chế. 

Tuy nhiên, cũng may mắn giống vú sữa đột biến này chỉ mất 14 tháng bắt đầu ra hoa và cho trái. Từ lúc ra hoa đến khoảng 4 tháng có thể thu hoạch, vừa nhẹ công chăm sóc, lại cho trái quanh năm, so với giống vú sữa thường thu hoạch một năm 1 lần.

Đặc biệt hơn, vùng đất Nhơn Mỹ thường bị xâm nhập mặn nên kén giống cây trồng. Nhưng loại vú sữa này có thể chịu được độ mặn cao. "Tôi còn nhớ vào năm 2016, toàn địa bàn xã bị xâm nhập mặn, đo được nồng độ mặn đến 3 phần nghìn, nhưng vườn vú sữa nhà tôi chỉ bị rụng lá, sau đó vẫn cho trái bình thường", ông Nhân nhớ lại.

Vú sữa tím đột biến rất dễ trồng, ít sâu bệnh, năng suất và giá thành cao

Về năng suất, cây vú sữa tím đột biến rất dễ trồng, có thể đạt từ 400-500 kg/cây/năm (mỗi trái có trọng lượng từ 250-600 gam). Loại cây này giúp anh dễ dàng kiếm được 3,5 tỷ đồng/3,5ha/năm (giá biến động ở mức cao, đặc biệt vào thời điểm các loại vú sữa khác không có trái bán).

Vú sữa tím đột biến giúp anh Nhân dễ dàng kiếm được 3,5 tỷ đồng/3,5ha/năm

Vú sữa tím đột biến giúp anh Nhân dễ dàng kiếm được 3,5 tỷ đồng/3,5ha/năm

Thấy được tiềm năng từ cây sữa tím đột biến, nhiều bà con xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đã tìm đến ông Nhân mua cây giống về trồng. Đến nay, đã có 11,3ha vú sữa tím đột biến có mã số vùng trồng và trên 30ha khác chưa có mã số vùng trồng.

"Hiện có 9 hộ trồng vú sữa tím đột biến trong vùng có mã số vùng trồng và khoảng 44 hộ chưa có mã số vùng trồng (phần lớn diện tích vườn mới, chưa cho trái ổn định). Riêng trong vùng mã số vùng trồng, sau khi trừ chi phí sản xuất khoảng 7.500 đồng/kg, người dân đạt lợi nhuận tối thiểu 600 triệu đồng và lợi nhuận cao nhất có thể trên 1 tỷ đồng/ha/năm", ông Nhân chi .

Hiện anh Nhân có khoảng 1.000 cây vú sữa tứ quý cho trái ổn định, khoảng 500 cây tơ. Từ vườn cây đầu dòng, mỗi năm anh bán ra khắp nơi khoảng 100.000 cây giống với giá 80.000 đồng mỗi cây.

Vú sữa tím đột biến có giá bán khá cao từ 30.000 đến 80.000 đồng mỗi kg nhưng với đặc tính nổi trội, lại có mẫu mã đẹp, nên trái vú sữa lạ được thị trường rất ưa chuộng.

Ngoài bán trong nước, hiện ông Nhân liên kết được một số doanh nghiệp xuất khẩu vú sữa tứ quý sang Mỹ. Tổng sản lượng bán trong và ngoài nước khoảng 80 tấn mỗi năm.

Ví sữa tím đột biến xuất khẩu

Ví sữa tím đột biến xuất khẩu

Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu với số lượng lớn trong thời gian tới, vú sữa tím đột biến đang được nhân rộng ra toàn xã với tổng diện tích 30ha.

Được biết, vú sữa tím đột biến cho năng suất 35-40 tấn/năm/ha, mỗi trái có trọng lượng từ 250-600 gam.

Anh Nhân nói: "Vú sữa tím đột biến rất dễ trồng, ít sâu bệnh (nếu có cũng rất dễ phòng trị), chỉ cần bón phân nhẹ là cây phát triển tốt. 1.000m2 có thể trồng từ 25-30 cây với khoảng cách cây cách cây 6m, nếu chăm sóc tốt, từ 14-18 tháng sau khi trồng có thể cho trái".

Do vú sữa tím đột biến ra bông, cho trái quanh năm nên anh Nhân đặt tên giống cây này là vú sữa tím tứ quý.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc
Từ khóa: vú sữa