Bà bầu 3 tháng bị sốt có sao không?
Hắt hơi, sổ mũi và sốt là chuyện thường ngày đối với người bình thường, nhưng khi có bầu thì những cơn sốt có ảnh hưởng khá lớn đến em bé trong bụng. Nếu bị sốt nặng trong ba 3 tháng đầu mang thai có thể sẽ khiến bé mắc những khuyết tật không đáng có hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Kết quả các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu bạn bị sốt trong khoảng 3 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây nguy cơ dị tật tim bẩm sinh ở bé (11,2%). Nếu bạn bị mắc các bệnh có triệu chứng sốt trong thời gian này cũng có thể làm tăng 80% khả năng bé bị dị tật tim (so với các bà mẹ mang thai khác), đặc biệt với bệnh cảm và sốt, khả năng này có thể tăng hơn gấp 2 lần bình thường.
Nghiên cứu cũng cho thấy cơ thể bé thường đáp ứng rất kém với tình trạng tăng nhiệt ở mẹ khi mẹ bị sốt. Vì vậy, tùy theo tuổi thai và tình trạng sức khỏe mà bạn có thể bị sảy thai, sinh non hay thai chết lưu. Trong thời gian mang thai, nếu bạn bị sốt và cảm lạnh (hoặc đôi khi là các triệu chứng của cảm như ho, sổ mũi, đau đầu…), bạn cũng không nên dùng thuốc bừa bãi. Tốt nhất là bạn nên đi khám và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Thời kỳ đầu mang thai là thời kỳ vô cùng quan trọng vì bé đang trong giai đoạn hình thành các cơ quan. Cơ thể bé vì vậy cũng rất mẫn cảm với các loại thuốc – hóa chất.
Do đó, khi dùng thuốc (kể cả thuốc đã kê đơn), bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng (nếu có thể, bạn cần tìm hiểu thêm về bằng chứng an toàn của thuốc trước khi sử dụng).
Khi bạn bị sốt, bạn cũng cần làm các xét nghiệm để chuẩn đoán nguyên nhân (có thể bạn bị sốt vì nhiễm siêu virus lúc bắt đầu mang thai, lây nhiễm trong thai kỳ, hay bạn bị nhiễm khuẩn do viêm bể thận, viêm nhau, màng ối, viêm gan siêu vi B…). Tùy theo tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ có hướng điều trị hợp lý.
Bà bầu 3 tháng bị sốt nên làm gì?
– Trước tiên, mẹ nên hạ nhiệt cho cơ thể mình bằng cách nới lỏng, cởi bỏ bớt quần áo, mặc quần áo thoải mái; dùng khăn ấm chườm vào các nơi như nách, bẹn, trán, nếp gấp của tay, chân… cho đến khi nhiệt độ cơ thể về mức thông thường; mở các cửa sổ trong phòng cho thông thoáng; và nên tăng cường uống nước ấm,…
– Với các triệu chứng sổ mũi, mẹ nên xì mũi thật sạch rồi dùng nước muối sinh lý rửa thường xuyên để giảm bớt triệu chứng.
– Tránh sử dụng các biện pháp dân gian truyền miệng chưa qua kiểm nghiệm khoa học bởi chúng có thể gây nguy hại cho cả 2 mẹ con.
– Mẹ có thể sử dụng thuốc xịt mũi có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2, 3 ngày giúp mẹ dễ thở và hạ sốt nhanh hơn.
Phòng ngừa sốt cho bà bầu 3 tháng
- Để phòng ngừa các triệu chứng sốt khi mới mang thai thì trước khi quyết định có con, các mẹ nên tiêm phòng cảm cúm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, khi mang thai, các mẹ nên thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Nên giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, hạn chế đi mưa khi mang thai. Khi ngủ, mẹ nên để phòng thoáng đãng, không để máy lạnh hoặc quạt quá lạnh.
- Nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình hình sức khoẻ của mẹ cũng như của thai nhi để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường.
Chia sẻ của các bà bầu 3 tháng bị sốt
- Bạn nên đi khám bác sĩ. Khi mình có bầu được 8 tuần thì bị sốt khi mang thai do virus, mình đi khám và truyền nước mấy ngày mới khỏi. Giờ em bé của mình được 19 tuần rồi. Tuần 12 đi siêu âm bác sĩ bảo em bé phát triển bình thường, mình yên tâm một phần. Lạc quan, và chờ đến mốc 22 tuần. Chúc bạn chóng khỏi.
- Mình cũng bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu (có bầu tháng thứ 2) đi kèm là viêm họng (đau rát, có đờm không nói được) lúc đó mình cố gắng ăn nhiều, uống nước hoa quả và kết hợp mua các loại lá về xông để thoát mồ hôi, cứ một ngày xông một lần rùi lấy nước xông tắm rửa, sau đó khỏi dần. Nhớ là xông ở nhiệt độ 37 độ thôi nhé. Còn viêm vọng bạn chịu khó mua nước súc miệng có muối về ngậm, kèm theo ngậm chanh với mật ong sẽ nhanh khỏi thôi. Tinh thần lạc quan lên sẽ tốt cho em bé và bạn đấy.
- Mình đã từng bị sốt viêm họng >39 độ C khi mang thai lúc 3 tháng đầu. Theo kinh nghiệm của mình, bạn cần theo dõi thai nhi ở các mốc quan trọng để theo dõi sự phát triển của em bé ở lúc 12 tuần, 22 tuần, 32 tuần. Bạn cũng đừng quá lo lắng. Em bé nhà mình trộm vía không sao. Bây giờ đã 2 tuổi rồi.