Cây ngải cứu còn có tên trong dân gian là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp có tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae. Tác dụng của ngải cứu vô cùng tốt, đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng chữa các bệnh như điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị mụn, lưu thông máu lên não.
Ngải cứu là món ăn quen thuộc của nhiều người. |
Những bài thuốc kinh nghiệm
Làm thuốc điều kinh: một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6-12 g (tối đa 20 g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10 g) hay dạng cao đặc (1-4 g). Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.
Nếu kinh nguyệt (KN) không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10 g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
Trị kinh nguyệt (KN) ra nhiều, tử cung xuất huyết do suy nhược: ngải cứu 12 g, sinh địa 10 g, đương quy 10 g, bạch thược 5 g, xuyên khung 3 g. Sắc với 800 ml nước còn 300 ml, lọc bỏ bã, thêm 12 g a giao vào khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày (Giao ngải thang - Kim quỹ yếu lược).
Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh: Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.
Trị có thai 2 tháng mà thai bị động không yên: đại táo 12 quả, ngải cứu 24 g, sinh khương 24 g. Sắc uống (Bị cấp thiên kim yếu phương).
Trị tử cung lạnh làm cho vô sinh: bạch thược, đương quy, hương phụ (tứ chế), ngải cứu, thục địa, xuyên khung. Tán bột, làm viên. Ngày uống 12-16 g (Ngải phụ noãn cung hoàn - Nhân Trai trực chỉ phụ di).
Trị có thai bị thương hàn nóng đến nỗi phát ban, rồi lại biến ra nốt đen, tiểu ra máu: ngải cứu, viên lại to bằng quả trứng gà, sắc với 200 ml rượu, còn một nửa. Chia làm hai lần uống (Thương hàn loại yếu phương).
Trị phụ nữ bị các chứng hư, KN không đều, đau nhói do khí huyết, bụng sườn đầy trướng, chóng mặt, muốn nôn, băng lậu, đới hạ: đương quy, ngải cứu đều 80 g, hương phụ 240 g. Chưng với giấm nửa ngày, phơi khô, tán bột. Dùng giấm nấu với nếp làm hồ, trộn với thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 16-20 g (Ngải tiễn hoàn - Đông Viên thập thư).
Trị dọa sảy thai: ngải cứu, sa nhân đều 6 g; a giao (hòa vào uống), bạch truật đều 15 g; tô ngạnh, hoàng cầm đều 12 g; tang ký sinh, đỗ trọng đều 24 g. Tùy chứng gia giảm, sắc uống. Trị 45 ca dọa sảy thai chảy máu. Kết quả tốt 26 ca, có kết quả 16 ca, không kết quả 3 (Vương Trung Dân - Hà Bắc Trung y tạp chí 1985, 5 : 31).
Trị động thai hoặc giảm đau thấp khớp: lá ngải cứu tươi 50 g, gạo tẻ 100 g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt).
Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa, ăn liên tục 3-5 ngày.
Lưu ý: Tác dụng của ngải cứu tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Dùng ngải cứu quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.
Những người cấm ăn trứng gà ngải cứu dù mê đến mấy (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Dù là món ăn ngon nhưng không phải ai cũng nên dùng trứng gà ngải cứu, hãy tìm hiểu kỹ để không hại sức khỏe. |