Ban giám hiệu không nên dùng facebook

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Những ngày vừa qua, cả trường xôn xao thông tin ban giám hiệu trường X, được sự đồng ý của thầy hiệu trưởng, lập facebook để tương tác.

Những ngày vừa qua, cả trường xôn xao thông tin ban giám hiệu trường X, được sự đồng ý của thầy hiệu trưởng, lập facebook để tương tác với tất cả các học sinh trong trường. Nhưng điều này liệu có nên?

Lý do được thầy cố vấn đoàn trường kiêm Tổ trưởng tổ Toán - Tin đưa ra là những thông tin về hoạt động cũng như định hướng, kế hoạch của trường và ban giám hiệu (BGH) khi được công bố với các lớp thì thường chỉ được sử dụng một phần thông tin tùy theo nhu cầu của mình, có thể có những thông tin mà phụ huynh và học sinh cần biết thì lớp lại không đăng tải hết nên BGH (cụ thể là thầy hiệu trưởng) quyết định dùng facebook để phổ biến những thông tin này rộng rãi hơn đến toàn trường.

Khi thông tin BGH “dùng face” được đưa ra, hầu hết các phụ huynh và học sinh đều đồng tình, tuy nhiên theo tôi, vấn đề này còn một số khúc mắc như sau:


Nên thận trọng với sự tương tác trên facebook. Ảnh minh họa: Internet.

Thứ nhất, về phạm vi phủ sóng. Nếu dựa vào sự phổ biến rộng rãi đến chóng mặt như hiện nay của facebook để hoạt động thì vô hình chung chúng ta đang ủng hộ cho mạng xã hội này (môi trường khó xác minh được độ chính xác thông tin). Trước giờ nhà trường vẫn sử dụng trang web của trường để đăng tải các hoạt động, văn bản của mình lên, và chỉ có một trang duy nhất đó mới là thông tin chính thống, vậy tại sao lại phải thêm một kênh nữa? Để nhiều người biết đến hơn thì ngầm chứng tỏ sự phổ biến của trang chính thống không được nhiều người truy cập?

Đồng ý rằng giờ người người dùng facebook, tuy nhiên facebook là một “nồi lẩu thập cẩm”, không phải là môi trường tốt để đăng tải các thông tin cần sự chính thống cho dù nó có là trang “chính chủ” đi chăng nữa.

Thứ hai, mạng xã hội là môi trường đại trà, với đủ mọi thành phần. Nếu xác định đã đăng thông tin lên facebook để tương tác tốt hơn, nghĩa là chấp nhận cả những nhận xét, bình luận trái chiều về thông tin đó. Nhưng có hai trường hợp: Bình luận tích cực thì không nói làm gì nhưng với những phản ứng tiêu cực thì... người quản lý trang (admin) lại phải xóa nó đi ngay lập tức. Như vậy, sẽ phải có một “ekip” trực 24/24 để duyệt bình luận, nếu lỡ những ý kiến “không nên xuất hiện” chưa được kịp thời xử lý, thì sẽ có biết bao nhiêu người biết đến, sau đó là gì mọi người tự hiểu.

kết quả là sẽ phát sinh thêm chi phí để duy trì trang, cái đó không đáng kể bằng sự “mất thời gian” để “dọn dẹp” gọn gàng những thông tin nhiễu sóng. Quản lý trang web và page facebook thì sẽ mất thời gian và công sức hơn là chỉ quản lý một. Và như vậy thì cũng không ai dám bình luận gì cho “lành”, nếu có cũng sẽ một màu. Thế thì việc tương tác cũng không thể hiện hết tác dụng của nó, chi bằng đăng lên trang web để mọi người vào đọc và biết, thế thôi, miễn bình luận.

Thứ ba, thay vì ủng hộ và “bắt kịp xu hướng” như vậy tại sao không nghĩ cách để thu hút mọi người tích cực truy cập vào trang web chính của trường để đọc thông tin, vừa chính thống vừa nhanh gọn, lại không phải qua “trung gian”. Và nếu ở đó có ý kiến, góp ý gì từ phía học sinh cũng sẽ được ghi nhận thẳng thắn luôn, vừa đơn giản vừa tiện.

Thứ tư, facebook không phải là môi trường tốt để khuyến khích mọi người tham gia. Nếu chỉ để giải trí thì không vấn đề gì, nhưng số học sinh “nghiện” facebook hiện nay là không nhỏ. Nó vừa mất thời gian mà lại có những thông tin không được “lọc” hợp lý. Những thông tin trang trọng kia không nên được thả vào môi trường hỗn hợp ấy. Tại sao chúng ta lại khuyến khích các em dùng facebook mà không phải các trang web chính thức? Hay các trang ấy chỉ thích hợp cho phụ huynh đọc tham khảo?

Thứ năm, chính sách bảo mật của facebook chưa cao, chúng ta phải phụ thuộc vào sự quản lý và điều hành hoạt động trang từ nước ngoài. Những trang giả mạo sẽ liên tục xuất hiện làm nhiễu sóng dư luận , khó thể quản lý triệt để. Và nếu giả dụ có trục trặc gì đó với trang facebook (bị xâm nhập hay báo cáo, lỗi hệ thống,…) thì phần lớn phải trông chờ sự giải quyết từ nước ngoài. Mà cái gì ta không thể chủ động được cũng rất bất tiện.

Có thể mọi người sẽ phản đối ý kiến của tôi và cho rằng chúng ta phải cập nhật sự tiến bộ, không nên bảo thủ trì trệ. Môi trường tốt hay không là do ý thức và mục đích cá nhân khi vào facebook chứ nó không hề xấu. Vâng, tôi không nói nó xấu, mà là nó không phù hợp cho những vấn đề nghiêm túc, cần thận trọng khi phát ngôn. Và hơn hết:

Ý thức học sinh là điều có thể thay đổi được và chịu ảnh hưởng từ sự phát triển, định hướng tích cực của nhà trường.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Vừa ân ái với chồng xong, vợ tôi lại
Vừa ân ái với chồng xong, vợ tôi lại "yêu" hiệp 2 với gã hàng xóm
(Chia sẻ) - (Phunutoday) - Tôi phát sợ sự tham lam, nhu cầu lớn và cả thủ đoạn tinh vi của vợ mình. Sốc là cảm giác tôi trải qua khi biết vợ thường yêu hiệp 2 với hàng xóm.
Bố mẹ bất cẩn, con nguy kịch vì uống nhầm dầu hỏa, cồn, tro tàu
Bố mẹ bất cẩn, con nguy kịch vì uống nhầm dầu hỏa, cồn, tro tàu
(Xã hội) - (Phunutoday) - Sự bất cẩn của cha mẹ khiến không ít trẻ nhỏ bị ngộ độc hóa chất phải nhập viện cấp cứu.
Thiếu nữ 21 tuổi bất ngờ bị nổ tung bụng như phim kinh dị
Thiếu nữ 21 tuổi bất ngờ bị nổ tung bụng như phim kinh dị
(Khám phá) - (Phunutoday) - Căn bệnh đường ruột khiến bụng cô gái 21 tuổi bị nổ tung và thậm chí còn nhìn được cả dạ dày.
Những điểm khác giữa người giàu với người trung lưu, người nghèo
Những điểm khác giữa người giàu với người trung lưu, người nghèo
(Xi nhan) - (Phunutoday) - Nếu bạn muốn thành công và trở lên giàu có thì bạn hãy học cách suy nghĩ, hành động của họ.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn