Người bị tiểu đường – Bánh mì làm đường huyết tăng vọt
Bánh mì là thực phẩm không tốt cho người bệnh tiểu đường, đặc biệt là bánh mì trắng, có chỉ số đường huyết (GI) rất cao. Khi ăn, cơ thể hấp thụ tinh bột nhanh chóng từ đó sẽ làm đường huyết tăng đột ngột. Gây hại rất lớn đối với người bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, điều này cực kỳ nguy hiểm. Đường cao đột ngột dẫn tới chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí biến chứng tim mạch nếu duy trì lâu dài. Dù bánh mì thơm ngon và tiện lợi, người bị tiểu đường nên hạn chế ăn thường xuyên, nếu thích thì nên ăn bánh mì nguyên cám và cũng ăn lượng vừa phải.
Người đang giảm cân – Bánh mì là “bẫy calo” tiềm ẩn
Bánh mì cũng không thích hợp cho người muốn giảm cân. Một ổ bánh mì trắng tưởng nhẹ nhàng nhưng có thể chứa 250–400 kcal, tùy loại nhân. Ăn bánh mì khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Chưa kể ăn bánh mì khiến bạn no nhanh nhưng cũng đói nhanh, dễ dẫn tới ăn vặt thêm. Tốt nhất nên hạn chế tuyệt đối thay vào đó nên ăn yến mạch, khoai lang, trứng luộc hoặc bánh mì nguyên cám kết hợp protein và rau xanh.

Người mắc bệnh tim mạch – Coi chừng muối và chất béo ẩn
Bánh mì là thực phẩm chế biến sẵn, có thể chứa nhiều muối, chất béo bão hòa hoặc transfat – đây đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và cao huyết áp. Nhất là bánh mì kẹp thịt, bơ, phô mai, xúc xích… còn chứa những chất béo xấu gây hại cho tim mạch nếu ăn thường xuyên. Với người có tiền sử huyết áp cao, cholesterol cao, nhồi máu cơ tim, nên hạn chế thực phẩm này. Nếu thích ăn hãy ăn lượng nhỏ và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Người bị táo bón – Bánh mì thiếu chất xơ, gây khô ruột
Bánh mì trắng thường đã qua tinh chế, gần như không còn chất xơ mà chỉ nặng tinh bột. Việc ăn thường xuyên có thể làm ruột hấp thụ kém, dẫn đến tình trạng táo bón nặng hơn – nhất là với người ít uống nước và không vận động nhiều. Nếu bị táo bón hoặc dễ táo bón thì đừng ăn quá nhiều bánh mì, thay vào đó tăng cường rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt để hỗ trợ tiêu hóa. Nếu quá thèm, nên chọn bánh mì nguyên cám, kết hợp uống đủ nước để tránh tình trạng “ruột khô, bụng cứng”.
Người bị bệnh thận – Bánh mì có thể chứa nhiều natri, gây quá tải
Người bị suy thận hoặc chức năng thận yếu cần kiểm soát lượng natri, kali và phốt pho trong khẩu phần ăn. Trong khi đó, nhiều loại bánh mì chứa khá nhiều muối và chất bảo quản. Nếu ăn quá nhiều bánh mì sẽ khiến thận phải làm việc quá sức để đào thải, dễ gây giữ nước, tăng huyết áp hoặc tổn thương thận nặng hơn. Người bệnh thận nên chọn thực phẩm tươi, ít chế biến sẵn, hạn chế tối đa các món như bánh mì.