Tết Trung thu, nhiều người tiêu dùng đặt ra câu hỏi: Những chiếc bánh Trung thu "ế" sẽ đi về đâu: Được thu về để tiêu hủy hay lại bắt đầu một "vòng đời" mới?
Nghi vấn bánh trung thu dập lại date ở TP HCM
Hết Tết Trung thu, tại TP HCM xuất hiện những chiếc bánh Trung thu mới được sản xuất trong hoặc sau ngày rằm, có hạn sử dụng cuối tháng 11 và được bán với giá rất rẻ.
Chủ một số cửa hàng cho biết, tất cả bánh được nhập đợt cuối, còn mới. Song thực tế, xem hạn sử dụng trên bao bì, người mua phát hiện có cả bánh hết hạn sử dụng.
Người bán giải thích, hạn sử dụng không còn do hàng cũ mới lẫn lộn và khẳng định đây là hàng mới nhập về. Trong khi đó, không ít khách hàng nghi ngờ người bán đã dùng thủ thuật để biến đồ cũ thành đồ mới.
Nhiều cơ sở sản xuất các dòng bánh thương hiệu Đồng Khánh phổ biến khẳng định họ đã không nhận đơn đặt hàng.
“Qua Trung thu thì sản xuất làm gì, giờ có muốn làm cũng không đủ nhân lực”, đại diện một cơ sở nói.
Bánh nướng có hạn sử dụng đến gần cuối tháng 11. (Ảnh: Tri thức trực tuyến). |
Chủ một đơn vị sản xuất bánh nướng, dẻo ở TP HCM nói thêm, hầu như năm nào, việc "phù phép" bánh trung thu quá hạn sử dụng thành hàng mới cũng diễn ra. Hạn dùng sẽ được "nới" lên còn 1, thậm chí gần 2 tháng.
Theo vị này, những dòng bánh bình dân thường do các cơ sở nhỏ sản xuất. Hầu như không có doanh nghiệp can thiệp vào việc buôn bán của cửa hàng, đại lý. Do đó, phân khúc này rất khó kiểm soát về chất lượng.
Một số đơn vị sản xuất bánh trung thu ở TP HCM cho hay, thông thường, với bánh tự làm, thời gian sử dụng tốt nhất là 5-7 ngày (bánh nướng) và 3-5 ngày (bánh dẻo).
Bánh do các doanh nghiệp sản xuất có hạn dùng 1-1,5 tháng kể từ ngày sản xuất. Nếu bảo quản không tốt và trưng ngoài nắng, hạn sử dụng còn rút ngắn hơn.
Bánh trung thu ế về đâu?
Nnhững năm gần đây, cảnh các quầy bán bánh Trung thu trần, bóc nhãn giảm giá la liệt khắp phố đã quá quen thuộc đối với người dân thủ đô. Và theo như quảng cáo thì những loại bánh này đều là bánh ế của các hãng nổi tiếng như Hải Hà, Kinh Đô, Hữu Nghị... do nhân viên của các công ty này mua rồi bán lại ra ngoài.
"Để tránh ảnh hưởng tới thương hiệu của các hãng bánh lớn, nên bánh đã được tháo bỏ hết nhãn mác." - Một người bán bánh hạ giá ở phố Trương Định (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết.
Đại diện của công ty bánh kẹo Hải Hà – Kotobuki cho hay, năm nay số lượng bánh ế, tồn không nhiều nên công ty sau khi thu hồi sẽ chia ra một phần để cho cán bộ nhân viên, số còn lại sẽ được đưa đi làm từ thiện ở những vùng khó khăn.
"Tôi khẳng định rằng, không có chuyện công ty bán hàng ế, tồn ra ngoài thị trường. Đối với các cán bộ nhân viên thì nếu phát hiện ra trường hợp nào bán bánh ra ngoài sẽ bị xử lý nghiêm. Còn chuyện những người bán bánh không nhãn mác ngoài đường họ lấy nguồn bánh ở đâu thì chúng tôi không rõ."
Như vậy, theo thực tế mà PV báo Năng lượng mới tìm hiểu được ở Hà Nội và TP HCM thì hầu hết những chiếc bánh trung thu ế, giảm giá đang được bày bán giảm giá ngoài thị trường đều là của các hãng nhỏ hay những cơ sở sản xuất gia công theo thời vụ.
Việc bánh trung thu giám giá có gắn mác các hãng bánh nổi tiếng như Hải Hà, Kinh Đô, Hữu Nghị... đều là chiêu trò lừa đảo người tiêu dùng.
Chủ một tiệm bánh Trung thu gia công theo thời vụ cho biết: "Bánh tồn chúng tôi sẽ cố gắng bán đại hạ giá cho người có nhu cầu hoặc có những cơ sở họ mang đi các tỉnh bán với giá rẻ. Nói là ế chứ thật ra chả ế đâu, bánh bán trong vụ lãi khoảng 70-80%, nên bánh tồn lãi được 20% vốn là cũng được rồi."
Theo anh này, nếu bán đại hạ giá mà không hết hàng và bánh đã quá hạn sử dụng thì một số cơ sở sẽ bán cho các đầu lậu thu mua bánh quá "đát" về tái chế thành các loại bánh nướng cỡ nhỏ, bánh chả... sau đó tuồn hàng lên các tỉnh miền núi hoặc miền Trung...
Có một thực tế hiện nay, các loại bánh kẹo không nhãn mác, không ghi rõ nguyên liệu, thành phần cũng như hạn sử dụng đang xuất hiện tràn lan tại các chợ bán buôn, cửa hàng bán lẻ các chợ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa... Và những người kinh doanh không có tâm đã lợi dụng chính điều này để tiêu thụ bánh trung thu ế, quá hạn sử dụng, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm này chủ yếu là các em nhỏ.
Mặc dù trước rằm tháng 8, hầu như tất cả các Sở y tế đều tổ chức kiểm tra chất lượng nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất bánh Trung thu. Tuy nhiên, sau đó không có bất kỳ biện pháp nào giám sát, quản lý việc thu hồi xử lý hàng tồn.
Lao động nữ nuôi con nhỏ được nghỉ 60 phút mỗi ngày để vắt sữa (Xã hội) - (Phunutoday) - Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi tại nơi làm việc. |
Khám phá bí ẩn của những người sống sót sau khi bị sét đánh (Khám phá) - (Phunutoday) - Các nhà khoa học đã khám phá ra bí ẩn của những người sống sót sau khi bị sét đánh. |
Bi hài chú rể hôn ngấu nghiến MC ngay trong hôn lễ (Chia sẻ) - (Phunutoday) - Mất 30 giây sau, anh mới buông cô MC ấy ra, mặt mày hớn hở nói to: 'Anh yêu em nhiều lắm'. |