Bao sái ban thờ cứ làm đúng 3 bước này, bề trên ưng thuận, đón năm mới tài lộc dồi dào

( PHUNUTODAY ) - Bao sái ban thờ nôm na là lau dọn, sắp xếp lại ban thờ, tỉa chân hương, bày biện chuẩn bị đón năm mới, đón gia tiên về ăn Tết.

Bao sái ban thờ có ý nghĩa gì

Việc bao sái ban thờ cuối năm rất quan trọng và cần thiết trong mỗi nhà - đặc biệt mỗi khi Tết đến xuân về nhằm kết nối con cháu với thế giới tâm linh, với gia tiên tiền tổ nhằm tỏ lòng tôn kính và chào đón một năm mới dồi dào sức khỏe, may mắn, tài lộc, công danh… hanh thông, vượng phát.

Theo phong tục Việt Nam, bàn thờ, bát hương là nơi để cắm hương thờ cúng Phật, các vị Thần linh và ông bà tổ tiên… Do đó bàn thờ cần phải gọn gàng, sạch sẽ để có thể giữ được sự thanh tịnh, trang nghiêm. Việc bao sái ban thờ, tỉa chân hương rất cần thiết.

bao-sai

Theo quan niệm trong phong thủy, ban thờ là nơi tụ khí của cả nhà, có ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Nếu để bát hương quá đầy sẽ làm cản trở việc khí lưu chuyển và ảnh hưởng rất lớn đến vận khí của gia chủ - nên cần tỉa chân hương giúp bàn thờ phong quang, sạch sẽ.

Về cảm quan, một bát hương có quá nhiều chân nhang sẽ làm cho bàn thờ bị rườm rà, tạo cảm giác bừa bộn. Lượng chân hương nhiều khiến việc cắm hương trở nên khó khăn, tàn hương rơi xuống mắc ở chân hương còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cháy bát hương.

Quan niệm bát hương đầy là đẹp, là nhiều tài lộc ngoài khó cắm hương, còn có thể ảnh hưởng tới việc kết nối với thế giới tâm linh. Và dù ở quan niệm nào thì việc bao sái ban thờ, tỉa gọn chân hương cũng rất quan trọng vào cuối năm.

3 bước bao sái ban thờ khui tài lộc

5-1352

Việc bao sái ban thờ rất quan trọng, quy trình bao sái ban thờ đúng chuẩn để đón nhận nhiều may mắn, phước lành:

1. Dụng cụ dành riêng cho việc bao sái

- Gia chủ nên chuẩn bị một chiếc khăn mới tinh chỉ để bao sái ban thờ.

- Tiếp đó là chuẩn bị ngũ vị hương, gừng (hoặc tinh dầu thơm) để hòa cùng nước sạch dùng lau dọn, bao sái ban thờ.

- Chuẩn bị chổi, giấy lau, chậu nhỏ - tất cả cần phải sạch và mới để bao sái.

Theo Master Phùng Phương, để tiết kiệm thời gian, công sức chuẩn bị có thể mua bộ sản phẩm bao sái ban thờ (gồm 3 vật phẩm: nước thơm bao sái, khăn bao sái và bột tẩy uế).

Bột tẩy uể có thành phần chính làm từ 108 loại thảo liệu quý ở các vùng có linh khí hội tụ.

Nên mua bộ sản phẩm bao sái ban thờ ở những địa chỉ bán vật phỏng phong thủy, thờ cúng có uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

2. Làm lễ, thắp hương xin phép

Trước khi tiến hành bao sái và tỉa chân hương, gia chủ dâng mâm lễ nhỏ rồi thắp hương, đọc văn khấn xin phép bao sái ban thờ.

Lễ vật nhiều hay ít không quan trọng, mà phải thật thành tâm và thể hiện lòng biết ơn, chân thành.

3. Thực hiện lau dọn, bao sái

Bắt đầu bao sái ban thờ từ trên cao xuống thấp, lau dọn nhẹ nhàng để tránh làm xước, bay màu. Tránh xê dịch các bức tượng, bát hương.

Bát hương có nhiều tro thì nên gạt bớt bằng thìa sạch, sau đó dùng khăn sạch, hoặc khăn ướt lau dọn ban thờ.

Sau khi lau dọn sạch không gian thờ cúng, bao sái xong thì gia chủ sắp xếp lại vật phẩm, đồ thờ cúng về vị trí ban đầu. Nếu có hũ gạo, muối... thì thay mới. Xong xuôi khấn xin thỉnh các vị thần linh, gia tiên trở về và báo cáo đã xong việc bao sái ban thờ.

Rút tỉa chân hương để lại mấy cây mới chuẩn phong tục Việt Nam?

Theo quan niệm của người xưa, để bắt đầu rút tỉa chân nhang thì gia chủ cần chuẩn bị lễ vật và thắp hương báo cáo, xin phép các vị thần linh, gia tiên, tiền tổ để bắt đầu lai dọn. Sau khi tuần hương kết thúc gia chủ sẽ tiến hành rút tỉa chân hương cho đến khi còn lại một số lẻ nhất định.

Thường, rút tỉa chân hương sẽ để lại khoảng 3,5,7 hoặc 9 chân hương trong bát hương, phần còn lại sẽ đem hóa thành tro rồi đổ xuống sống hoặc vùi vào gốc cây.

Một lưu ý cần quan tâm khi rút tỉa, hóa chân hương đó là không được vứt chân nhang xuống thùng rác hay những nơi ô uế.

Để tránh phạm khi khấn xong gia chủ mới được lau dọn. Quá trình lau dọn nên chọn khăn mới, sạch sẽ, chổi mới chuyên dùng và chuẩn bị nước sạch, khăn sạch...

Một số lưu ý khi tiến hành rút, tỉa chân hương

Trong quá trình bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang gia chủ cần đặt bát hương tại nơi sạch sẽ không uế tạp. Đặc biệt, khi sắp xếp lại ban thờ thì gia chủ phải tiến hành khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển các đồ thờ cúng cơ bản, tuyệt đối không để bát nhang, bài vị xê dịch.

Quá trình lau dọn, dùng tay giữ để bát hương không bị xoay rồi sử dụng nước thơm để lai bát hương. Lưu ý, quan điểm này chỉ đúng với một số vùng bởi vẫn có một số nơi di chuyển bát hương để lau chùi bình thường.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link