Bé 9 tuổi đã bị sỏi mật, bác sĩ "vạch mặt" nguyên nhân gây bệnh khiến cha mẹ "đứng hình"

( PHUNUTODAY ) - Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ dễ bị sỏi mật do thói quen ăn uống không khoa học mà nhiều gia đình đang mắc phải.

Bé gái 9 tuổi đã bị sỏi mật, phải dùng thuốc điều trị suốt 4 năm nay

Bệnh viện Việt Đức hiện đang điều trị cho một bệnh nhi 13 tuổi, đã mắc sỏi mật từ 4 năm nay 8 (từ khi bé mới 9 tuổi). Mẹ bé cho biết bé vẫn uống thuốc điều trị thường xuyên và theo dõi định kỳ. Các bác sĩ cho biết, nếu sỏi to lên gây biến chứng sẽ phải cắt túi mật.

soi-tui-mat-01

Sỏi mật hình thành theo cơ chế phức tạp, chủ yếu liên quan đến chuyển hóa. 90% bệnh lý về sỏi đường mật trong và ngoài gan có liên quan bệnh lý về tụy và gan. Nhiều trường hợp tới viện khám ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn, mất nhiều thời gian.

Bệnh lý sỏi mật, sỏi mật thường gặp song không phải trường hợp nào cũng có chỉ định phẫu thuật. Nếu có sỏi trong túi mật nhưng bệnh nhân không đau, không sốt thì chỉ cần theo dõi, kiểm tra định kỳ 1-2 lần/năm. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật những trường hợp đau, viêm, teo túi mật hoặc thành mật dày, không có dịch mật... Phương pháp phẫu thuật là cắt túi mật.

Bác sĩ tiết lộ nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị sỏi mật

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa phẫu thuật gan, mật, Bệnh viện Việt Đức cho biết sỏi hay gặp ở tuổi trung niên nhưng đang có xu hướng gặp ở người trẻ gần đây. 

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Anh cho hay, nguyên nhân trẻ em mắc sỏi mật chủ yếu liên quan đến rối loạn chuyển hóa do ăn uống không cân đối, ăn quá nhiều chất béo, đạm.

Thực phẩm cholesterol cao phổ biến là chất béo, mỡ động vật, nội tạng, não động vật, lòng đỏ trứng và động vật có vỏ và hải sản khác. Trong 100g thịt chân giò có chứa 190mg cholesterol, trong 100g lòng đổ trứng có thể có đến 2000mg cholesterol. Trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao này sẽ làm cho cholesterol mật của chúng vượt quá tiêu chuẩn, do đó tạo thành sỏi cholesterol.

Một nguyên nhân nữa khiến trẻ ở nông thôn bị sỏi mật là do vệ sinh không bảo đảm nên nhiễm giun chui lên đường mật gây nhiễm trùng, tạo thành sỏi trong mật, đặc biệt là giun đũa. Khi giun chui lên đường mật để lại những mảnh vụn của xác giun hay trứng giun làm cho sắc tố mật và canxi bám vào tạo nên sỏi mật.

soi-tui-mat-02

Biểu hiện sỏi mật ở trẻ nhỏ

Ở trẻ em, sỏi mật có 3 triệu chứng điển hình:

- Đau bụng từng cơn, cơn xuất hiện đột ngột, đau nhiều ở vùng hạ sườn phải, có khi lan lên bả vai hoặc ra sau lưng, có khi đau ở vùng thượng vị. Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ và thường xuất hiện sau bữa ăn có nhiều chất béo.

- Sốt cao hoặc sốt vừa, sốt nhẹ do phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm khuẩn đường mật.

- Vàng da tắc mật, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu.

Biểu hiện ở mỗi trẻ là khác nhau. Một số trẻ chỉ đau và sốt, không có vàng da. Cha mẹ nếu thấy con xuất hiện những biểu hiện trên, nên lập tức đưa bé đến bệnh viện. Các bác sỹ sẽ thăm khám và quyết định bé có cần phẫu thuật cắt bỏ túi mật, loại bỏ sỏi mật hay không. Sỏi  mật phát hiện rất đơn giản qua siêu âm và một số xét nghiệm cận lâm sàng.

Nếu chủ quan, không khám định kỳ khi có sỏi thì dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm hoại tử túi mật hoặc sỏi rơi vào đường mật gây biến chứng viêm tụy cấp, tắc mật cấp…

Theo:  khoevadep.com.vn copy link