Bé ch.ết ở Campuchia: "Người tống tiền" có thể bị phạt tù

20:00, Thứ năm 26/03/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - "Người nhắn tin “tống tiền” đã có dấu phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” và có thể phải nhận mức hình phạt cao nhất là 5 năm tù".

Liên quan đến vụ cháu Ngô Ngọc Phút (8 tuổi, học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Bình Mỹ 2, Củ Chi, TPHCM) bị mất tích gần 3 tháng và thi thể được tìm thấy ở biên giới Campuchia, có một người đàn ông lạ đã gọi điện cho anh Nguyễn Hữu Hạnh (30 tuổi, bố cháu Phút) và yêu cầu anh gửi số điện thoại của chị Ngô Thị Định - mẹ cháu ở Campuchia - để trao đổi thông tin.

Cơ quan công an làm việc với người thân trong gia đình cháu Phút.

Khi có số điện thoại của chị Định, người này nhiều lần nhắn tin cho chị Định yêu cầu đưa 5000USD, sau đó hạ xuống còn 500 USD, rồi 300USD và cuối cùng là 150 US để làm chi phí tìm cách trộm lại bé Phút trong tay bọn bắt cóc. Tuy nhiên, nghi ngờ có thể người lạ này biết được số điện thoại từ thông tin đăng báo và tờ rơi dán khắp nơi để lừa tiền nên gia đình không nghe theo.

Đến khi biết thông tin gia đình đã tìm thấy thi thể của cháu Phút, người này đã chủ động gửi thư đến một số cơ quan báo chí, gọi điện xin lỗi anh Hạnh và đến cơ quan CA tự nhận mình là chủ nhân của tin nhắn đó. Người “tống tiền” bí ẩn này lý giải hành động của mình chỉ là muốn thử chị Định chứ không có mục đích nào khác.

Vậy hành động của người nhắn tin này có vi phạm pháp luật không? Nếu vi phạm thì phải chịu khung hình phạt nào?

Nội dung lá thư mà người nhắn tin "tống tiền" gửi đến cơ quan báo chí.

Trao đổi với báo Đại Lộ, luật sư Ngô Việt Bắc, Trưởng văn phòng luật sư Sài Gòn Tây Nguyên - Đoàn luật sư T.p HCM cho biết, trong trường hợp này người nhắn tin rõ ràng có dấu hiệu phạm vào tội “Cưỡng đoạt tài sản” được quy định tại khoản 1, Điều 135 BLHS.

Khoản 1, Điều 135 quy định: “Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”.

Nếu người nhắn tin “tống tiền” chị Định đủ năng lực hành vi (tức không đang bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình) và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thì sẽ phạm vào tội này.

Trong điều khoản trên nói rất rõ hai dấu hiệu: Thứ nhất là đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác.

Ở đây, người nhắn tin rõ ràng có dấu hiệu uy hiếp tinh thần người khác. Bởi trong trường hợp này chị Định là người trong trạng thái tinh thần căng thẳng khi con mình mất tích.

Người nhắn tin đưa ra giá mặc cả buộc họ phải lo sợ, lệ thuộc về mặt lý trí để từ đó phải hành động đáp ứng yêu cầu.

Dấu hiệu thứ hai là nhằm chiếm đoạt tài sản, trong tin nhắn, người nhắn tin đưa ra rất rõ số tiền yêu cầu chuộc là 5000 USD. Rõ ràng đây là dấu hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản.

Người nhắn tin đưa ra yêu cầu đối với chị Định nhằm mục đích buộc mẹ cháu Phút phải trả cho anh ta một số tiền.

Việc này hoàn toàn được thực hiện bởi lý trí, người nhắn tin biết rõ hành vi này là trái pháp luật, thậm chí nó còn trái cả về mặt đạo đức, nhưng anh vẫn thực hiện.

Ngoài ra khoản 1, Điều 135 cũng không quy định người nhắn tin phải lấy được tiền thì mới phạm tội, mà chỉ cần thỏa mãn cả hai dấu hiệu như trên thì đã phạm tội. Trong trường hợp này, người nhắn tin đã hoàn toàn thỏa mãn đầy đủ cả hai dấu hiệu.

Về việc người nhắn tin “tống tiền” đã chủ động gọi điện xin lỗi anh Hạnh và gọi điện đến công an huyện Củ Chi trình bày, luật sư Bắc cho biết đây có thể xem như là hành động tự thú theo điểm o, khoản 1, Điều 46 BLHS để xem xét giảm nhẹ trong quá trình buộc tội.

Điều 135 Bộ luật Hình sự: Tội cưỡng đoạt tài sản

“1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

Bé gái chết ở Campuchia: Tiết lộ sốc từ “người tống tiền”
Bé gái chết ở Campuchia: Tiết lộ sốc từ “người tống tiền”
Một người đàn ông đã tự nhận mình chính là người gửi loạt tin nhắn trao đổi tiền bạc với mẹ cháu Phút, cùng nhiều thông tin gây sốc.
Bé gái chết ở Campuchia: Làm rõ nguyên nhân cái chết
Bé gái chết ở Campuchia: Làm rõ nguyên nhân cái chết
Ngày 20/3, Công an huyện Củ Chi đã đưa thi thể cháu Phút đi khám nghiệm tử thi, làm rõ nguyên nhân gây ra cái chết của cháu bé.
chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Phương anh