Bé trai 10 ngày tuổi bị nhiễm trùng máu nặng vì bàn tay vô ý của mẹ, nhà có trẻ nhỏ hãy chú ý!

14:32, Thứ năm 13/09/2018

( PHUNUTODAY ) - Mới đây, tại một bệnh biện nhi tại Quảng Châu (Trung Quốc) đã tiếp nhận một trường hợp một bé trai mới 10 ngày tuổi sốt cao, có dấu hiệu hôn mê. Bác sĩ đã kiểm tra và phát hiện cậu bé có dấu hiệu nhiễm trùng máu nặng, nguyên nhân là do một hành động vô ý của người mẹ...

Sau khi nghe bác sĩ tuyên bố tình trạng của con trai, bà Sun - mẹ của bé trai 10 ngày tuổi bắt đầu khóc và tỏ ra hối hận. Bà Sun cho biết vài ngày trước khi thay tã cho cậu bé thấy cuống rốn đã khô, có dấu hiệu sắp rụng liền dùng tay sờ quanh vùng rốn của con và tự tay dứt xuống. 

Bà Sun tự tay dứt đứt cuống rốn của con trai

Bà Sun tự tay dứt đứt cuống rốn của con trai

Sau khi dứt cuống rốn, bà Sun nghe con trai khóc thét lên một tiếng, vùng rốn bắt đầu chảy máu bèn sợ hãi lấy thuốc tím có tác dụng sát khuẩn và băng gạc tự thấm máu rồi băng bó lại.

Cậu bé 10 ngày tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê vì nhiễm trùng máu

Cậu bé 10 ngày tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê vì nhiễm trùng máu

Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại, 3 ngày sau cậu bé bắt đầu sốt cao, vùng rốn sưng to và mưng mủ. Thấy vậy cả gia đình đã đưa cậu bé đến bệnh viện để kiểm tra. Kết quả chuẩn đoán của bác sĩ là: cậu bé thực sự bị nhiễm trùng máu từ vết thương trên cuống rốn. Bệnh đã tiến triển nặng nên cậu bé cần phải truyền dịch trực tiếp qua đường tĩnh mạch và dùng máy thở.

Sau khi được điều trị đúng cách, sức khỏe của cậu bé đã dần được hồi phục và sau 3 tuần đã được xuất viện trở về nhà.

Triệu chứng nhiễm trùng máu ở trẻ em

ron-tre-so-sinh-co-mui-hoi-2

Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị nhiễm trùng máu mà các mẹ thường nhầm với những bệnh lý khác như:

– Trẻ hay buồn ngủ và ngủ li bì, chán ăn, bỏ bú.

– Trẻ sốt cao, nhiệt độ cơ thể thường trên 38 độ.

– Nếu là nhiễm trùng máu do tụ cầu khuẩn, da dẻ bé xanh xao, nhợt nhạt như mất máu.

– Xuất hiện những biểu hiển của viêm phổi, suy hô hấp, hen suyễn, khò khè, khó thở.

– Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu rất khó, có thể ra máu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Chăm sóc cuống rốn trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng?

ron-tre-so-sinh-co-mu

- Trong điều kiện bình thường, trong 48h sau khi sinh cuống rốn sẽ khô tự nhiên và rụng xuống trong vòng 15 ngày. Điều cha mẹ cần làm là giữ cho rốn bé luôn khô ráo, sạch sẽ và chờ cuống rốn tự rụng xuống.

- Việc làm sạch và khử trùng cuống rốn cũng cần chú ý. Khi làm sạch rốn, bạn phải rửa tay sạch sẽ, nhẹ nhàng nhấc dây rốn và dùng bông gạc thấm chất khử trùng lau sạch sẽ xung quanh vùng cuống rốn. Một ngày nên vệ sinh 2 - 3 lần.

- Nếu cuống rốn của trẻ sau 2 tuần vẫn chưa rụng bạn phải cẩn thận quan sát phần cuống rốn chỉ cần không có triệu chứng bất thường như sưng, mưng mủ hoặc chảy ra dịch lỏng,... thì không cần quá lo lắng.

Bạn nên cẩn thận khi chăm sóc cuống rốn cho bé

4-cach-cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh-e1508493222784

- Khi đóng tã cho trẻ sơ sinh không nên kéo cao quá rốn. Cuống rốn không chịu được ma sát và dễ bị nhiễm trùng do phân, nước tiểu trong tã bỉm nên bạn cần thay tã, bỉm cho bé thường xuyên.

- Các vật dụng như quần áo, chăn, đệm của bé phải mềm để tránh việc vùng rốn bị cọ sát gây tổn thương, nhiễm trùng.

- Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào xung quanh vùng cuống rốn của bé như: sưng đỏ, chảy mủ, chảy dịch, có mùi hôi,... thì hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra sớm nhất có thể.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc