Bệnh sởi mùa hè: nguyên nhân và cách phòng chống

( PHUNUTODAY ) - Bệnh sởi nếu không được điều trị tốt có thể để lại những di chứng về sau. Đó là lý do chúng ta phải tìm hiểu những dấu hiệu và cách phòng tránh, điều trị căn bệnh này

Bệnh sởi mùa hè: nguyên nhân và cách phòng chống

Mùa hè nắng nóng mưa nhiều dễ phát sinh nhiều loại bệnh dịch có khả năng lây lan trên diện rộng. Trong đó, bệnh sởi là căn bệnh phổ biến và khá nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và cả người lớn.

Nguyên nhân căn bệnh:

Virus sởi là tác nhân gây bệnh. Hầu hết những người tiếp xúc với bệnh nhân đều dễ dàng bị lây nhiễm nếu chưa được tiêm phòng sởi. Bệnh sởi có thể lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh. Virus sởi dễ bị tiêu diệt ở điều kiện bên ngoài, chính vì vậy nó ít lây gián tiếp.

Virus sởi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Sau đó, virus vào máu, từ máu, theo các bạch cầu, virus  đến các phủ tạng (phổi, lách, hạch, da…) gây tổn thương các cơ quan và các triệu chứng lâm sàng thời kì toàn phát. Ban ở da và niêm mạc chính là hiện tượng đào thải virus của cơ thể đã phản ứng miễn dịch bệnh lí.

Siêu vi sởi thường ở mũi và cổ họng bệnh nhân, họ có thể lây bệnh cho người khác trước khi những ban đỏ xuất hiện. Khi siêu vi sởi xâm nhập vào bệnh nhân, chúng thường trú ngụ ở những tế bào trong cổ họng và phổi, sau đó, bệnh lây lan sang khắp cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh sởi:

Triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là sốt, ho, chảy nước mũi, mắt đỏ, không chịu được ánh sáng, phát ban đỏ, nổi hạch, các khớp sưng đau. Những triệu chứng này xảy ra sau khoảng 10 – 12 ngày sau khi chúng ta tiếp xúc với virus sởi.

benh-soi -mua-he-nguyen-nhan-va-cach-phong-chong-1-phunutoday.vn

 

Nếu bị bệnh sởi mà không điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng như viêm não, viêm phổi, tiêu chảy cấp, thậm chí là tử vong. Phụ nữ mang thai bị sởi có nguy cơ xảy thai hoặc đẻ non.

Bệnh sởi mùa hè: nguyên nhân và cách phòng chống

Cách phòng bệnh sởi:

Trong chương trình “Tiêm chủng mở rộng” ở nước ta hiện nay, vacxin sởi là bắt buộc dành cho trẻ từ 6 – 9 tháng trở lên.

Bên cạnh đó, cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý. Đặc biệt đối với trẻ em, chúng ta cần giữ cơ thể bé sạch sẽ, tránh cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật bẩn, dễ gây bệnh.giữ sạch nhà ở và một không gian thoáng mát cũng là cách phòng bệnh cần thiết.

Cách điều trị bệnh sởi:

Nếu bệnh nhân chỉ mắc bệnh nhẹ, có thể điều trị bệnh sởi tại nhà. Trường hợp này, cần cho bệnh nhân một không gian ngủ thoáng, tránh gió, vệ sinh mũi họng thường xuyên. Đồng thời sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt và cần có người theo dõi, chăm sóc.

benh-soi -mua-he-nguyen-nhan-va-cach-phong-chong-2-phunutoday.vn

 

Tuy nhiên, tốt nhất với những bệnh nhân mắc sởi cần đến bệnh viện để được cách ly, chữa trị đúng cách và phát hiện kịp thời các biến chứng nguy hiểm khác.

Khi mắc bênh sởi có thể dùng hỗ trợ gồm hạ sốt bằng Paracetamol, Ibuprofen, chú ý nghỉ ngơi tại giường. Bệnh nhân cần được bù phụ nước-điện giải và có sự theo dõi sát sao. Điều trị bệnh sởi bằng kháng sinh khi có bằng chứng bội nhiễm vi khuẩn. Bổ sung vitamin A là một điều không thể quên đối với bệnh nhân mắc sởi.

Trên đây là những cách phòng chống bệnh sởi và những biểu hiện của nó giúp các bạn có thể yên tâm đối phó với căn bệnh này trong những ngày hè nắng nóng.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn