Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đến nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa, là người có công lao lớn nhất trong việc đánh bại 5 nước chư hầu thời Chiến Quốc. Ông chính là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa.
Trở lại lịch sử hơn 2.000 năm trước, Tần Thủy Hoàng có rất nhiều chiến tích, công lao hiển hách nhưng cũng là người tàn bạn, khao khát có cuộc sống trường sinh bất lão.
Ngoài việc là người có công trong việc quy hàng các nước chư hầu, Tần Thủy Hoàng còn có hậu cung với hơn 10.000 giai tần, mỹ nữ khiến nhiều người phải kinh ngạc.
Theo một số ghi chép, số lượng phi tần ban đầu của Tần Thủy Hoàng là khoảng 3000 người. Tuy nhiên, sau mỗi lần diệt một nước chư hầu, hoàng đế sẽ mang theo hàng trăm thậm chí hàng ngàn mỹ nhân ở nước đó về cung. Điều này dẫn đến việc hậu cung của Tần Thủy Hoàng có đến hơn 10.000 mỹ nhân. Điều này có được đề cập đến trong cuốn "Sử ký chính nghĩa" của Trương Thủ Tiết thời nhà Đường và tác phẩm "Tam phụ cựu sự". Theo nhiều chuyên gia, quá nhiều cung tần mỹ nữ là một trong những nguyên nhân khiến Tần Thùy Hoàng không lập hậu.
Tuy nhiên, trong cả vạn mỹ nhân như vậy, có một người khiến Tần Thủy Hoàng si mê, cả đời thương nhớ, nguyện làm tất cả vì nàng. Vị hoàng đế này thậm chí còn xây dựng riêng cho mỹ nhân trong lòng một cung điện nguy nga và đặt tên nơi đó theo tên nàng. Cung điện này được gọi là cung A Phòng.
Khi đó, quân đội của nước Tần chiến đấu với các bộ lạc phía Nam. Quân Tần cần phải vận chuyển lương thực từ phía Bắc xuống phía Nam để phục vụ cho quá trình chinh chiến dài ngày. Thời điểm này, một cô nương tên là A Phòng, người nước Triệu đã tận tình mang thảo dược đến để trị thương cho quân Tần.
Khi Tần Thủy Hoàng trở về kinh đô nước Tần (Hàm Dương) thì A Phong cũng theo cha đến Hàm Dương để tìm hoa kim cúc với mục đích chế thuốc trường sinh. Chính thời điểm này, Tần Doanh Chính đã gặp A Phòng.
Hoàng đế đem lòng yêu thương mỹ nhân và ngỏ lời muốn kết hôn cùng nàng, cho nàng danh phận rõ ràng.
Tuy nhiên, duyên phận Tần Thủy Hoàng và A Phòng bị dang dở như những gì ông đã hứa với nàng. Nguyên nhân chủ yếu là do quyền lực của nước Tần thời điểm đó nằm trong tay Lã Bất Vi.
Thái hậu Trịnh Cơ - mẹ của Tần Thủy Hoàng và tướng quốc nước Tần - Lã Bất Vi muốn hoàng đế lấy công chúa nước khác với mua đồ chính trị. Thậm chí họ còn nhiều lần cố tình hãm hại A Phòng.
Lợi dụng việc công chúa nước Triệu là Trường Lạc có dung mạo rất giống A Phòng, họ đã đưa cô đến để hành thích Tần Thủy Hoàng.
Tuy nhiên, công chúa sau đó bị giết vì nhầm tưởng nàng là A Phòng.
Tần Thủy Hoàng khi đó vô cùng đau buồn vì tưởng A Phòng đã chết. Thi thể của công chúa được đưa vào một quan tài pha lê để chờ người mang thuốc đến cứu. Trong lúc này, các nước chư hầu tìm cách khống chế A Phòng và muốn nàng trở thành người sẽ hành thích Tần Thủy Hoàng.
Tuy nhiên, khi Hoa Dương (bà của vua) đã hát lại một bài hát cũ mà họ từng hát với nhau khiến A Phòng bừng tỉnh. Lúc này hai người nhận ra nhau.
Tần Thủy Hoàng vẫn nuôi nghiệp lớn thống nhất các nước chư hầu. A Phòng can ngăn nhưng không được. Sau đó, nàng uống thuốc tự vẫn.
Điều này khiến Tần Thủy Hoàng một lần nữa vô cùng đau khổ. Sau khi thống nhất các nước chư hầu, hoàng đế đã xây một cung điện hoành tráng và đặt tên là A Phòng để tưởng nhớ mỹ nhân mà mình yêu thương hết mực.