Bi hài chuyện bắt vạ cả... người chết ở thủ đô Hà Nội

11:25, Thứ hai 30/06/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Nếu là dân “ngụ cư”, khi chết muốn được chôn trong nghĩa trang của làng phải nộp đủ 30 triệu đồng. Việc “ăn vạ” này tưởng chỉ tồn tại thời phong kiến, nhưng lại vừa xảy ra ở thôn Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh).

Nếu là dân “ngụ cư”, khi chết muốn được chôn trong nghĩa trang của làng phải nộp đủ 30 triệu đồng. Việc “ăn vạ” này tưởng chỉ tồn tại thời phong kiến, nhưng lại vừa xảy ra ở thôn Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh).

Chuyện bắt vạ người chết ở Hà Nội
Bà Trần Thị Ngượi đang trao đổi với phóng viên về chuyện... bắt vạ người chết.

Báo Nông thôn Ngày nay nhận được đơn của bà Trần Thị Ngượi (60 tuổi) ở thôn Đông Cao phản ánh: Bà và chồng là ông Trần Văn Sơn vốn sinh sống ở tổ 4 khu Tân Lập, phường Cẩm Thủy (TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh).

Họ có người con trai là Trần Tiến Đạt đã lấy vợ và có hộ khẩu tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt. Do tuổi cao sức yếu, nguyện vọng của ông Sơn là muốn được ở cạnh con trai khi tuổi đã xế chiều.

Năm 2013, ông bà lên Hà Nội sống cùng con và đến tháng 4.2014 thì nhập hộ khẩu về đây. Ngày 23.5, ông Trần Văn Sơn qua đời, gia đình nhờ người thân xin được mai táng ông tại nghĩa địa của thôn. Lấy lý do ông Sơn không phải người gốc ở làng nên “chính quyền thôn” bắt vợ con ông phải nộp đủ 30 triệu mới cho chôn cất.

“Lúc chúng tôi chưa chuyển hộ khẩu về đây, các ông bà ấy (Hội Người cao tuổi, trưởng thôn) nói: Nếu có hộ khẩu tại địa phương thì khi chết không không phải đóng tiền. Dù vợ chồng tôi đã chuyển hộ khẩu về đây nhưng lúc ông Sơn qua đời, xóm tổ chức họp và nói phải đóng đủ 30 triệu mới được chôn tại nghĩa địa của làng…

Do tình thế bắt buộc, chúng tôi buộc phải đóng đủ 30 triệu để lo cho ông ấy được mồ yên mả đẹp – bà Ngượi nói. Theo giấy biên nhận (đề ngày 24.5.2014) do bà Hoàng Thị Bình – đại diện “chính quyền” thôn Đông Cao ký nhận, số tiền 30 triệu nói trên là “Để xây dựng nghĩa trang nhân dân thôn Đông Cao”. Trao đổi với NTNN, ông Hoàng Văn Nghị (55 tuổi) bức xúc nói: Tôi chưa thấy ai có hộ khẩu ở đây khi chết lại phải đóng tiền như thế, nhưng các ông ấy bảo lệ làng phải vậy!

Ai cho phép thu và “lệ” làng Đông Cao quy định như thế nào về việc thu “phế” với người chết? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả trong số báo sau.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Hồng Loan
TIN MỚI CẬP NHẬT