Bí mật đường dây gái gọi sinh viên: Bỏ nghề có thể mất mạng

07:00, Thứ hai 21/07/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - "Em cũng muốn dừng lại công việc này nhưng nếu không được sự đồng ý của một số người thì chưa chắc em đã giữ được tính mạng”.

Ở bài trước, chúng tôi đã viết về hành trình thâm nhập đường dây gái gọi sinh viên 'bao nhiêu cũng có' và gặp được ‘má mì’ sinh viên tên Ngọc (*).

Mô tả ảnh.
Các cô gái nói rằng cam kết từ bỏ "đi khách" là hoàn toàn không thể

Trong quá trình thực hiện bài điều tra này, tôi phải trăn trở rất nhiều. Tôi muốn cứu các em, hoặc ít nhất phải làm điều gì đó thật có ý nghĩa để góp phần đưa các em khỏi cuộc sống nhơ nhớp chứ không phải chỉ là những dòng thông tin kể lể. Tôi như được tiếp thêm sức mạnh khi nhiều đồng nghiệp ủng hộ ý định đó của tôi.

Đây là lúc tốt nhất để tôi thực hiện. Sau khi chúng tôi thống nhất, giấy giới thiệu của tòa soạn, clip ghi lại những đoạn giao dịch được tôi bất ngờ đưa ra. Cả tám cô gái mặt cắt không còn giọt máu, căng thẳng. Lặng im, không gian như cô đặc lại.

“Trước tiên, anh muốn các em bình tĩnh vì khi anh đã đưa những giấy tờ, tư liệu này ra, anh muốn có một cuộc nói chuyện với các em trên tinh thần chia sẻ, thiện chí”, tôi mở lời.

“Anh muốn gì từ bọn em?”; “Anh có báo về nhà trường không?”; “Sao anh lại làm vây?”. Những câu hỏi dồn dập được đặt ra từ phía các cô gái.

“Đơn giản, anh muốn các em nhìn thấy vũng lầy mà các em đang sa vào. Việc của các em làm sai cả về pháp luật, đạo đức. Các em lại được học hành tử tế. Chừng đó lý do anh nghĩ đủ để các em dừng lại ngay lập tức,” tôi nói.

Không gian lại rơi vào im lặng. Chừng năm phút sau, Ngọc bất ngờ cất lời: “Chúng tôi không cần anh dạy đời! Chúng mày đừng sợ! Sai đâu tao chịu, giờ thì về. Mất việc!” Sau lời “phát động” từ Ngọc, lần lượt các cô gái đứng dậy, tôi bị bỏ lại căn phòng, bất động với tràn đầy nỗi thất vọng.

Cuộc gặp với thầy Hiệu phó

Mô tả ảnh.
Các cô gái trong đường dây gái gọi sinh viên trong cuộc trao đổi với phóng viên.

Như đã nói ở bài trước, trong số các đối tượng sinh viên mà phóng viên tiếp cận, thâm nhập để tìm hiểu những góc khuất về thực trạng buôn bán mại dâm tại N.T, phóng viên đặc biệt lưu tâm tới “má mì” tên Ngọc.

Do Ngọc có vai trò dẫn dắt, tổ chức và tôi có nắm được hoàn cảnh riêng của Ngọc nên phóng viên đã đề nghị làm việc với cô dưới sự chứng kiến của lãnh đạo trường đại học mà cô đang theo học. Ngọc được mời đến phòng Phó hiệu trưởng nhà trường mà không hiểu lý do gì.

“Em chào thầy! Chào…anh!” Ngọc sựng người lại khi bước chân vào phòng làm việc của thầy Hiệu phó, khi phát hiện ra có cả tôi - “khách hàng tiềm năng”.

Tuy nhiên, cũng rất nhanh, ngay sau đó, Ngọc nhếch mép cười lộ rõ vẻ bất cần rồi bình tĩnh tiến lại ghế ngồi. Tôi trình bày khái quát lại câu chuyện về việc chúng tôi thâm nhập tìm hiểu về thực trạng mại dâm trong giới sinh viên tại N.T và vai trò của Ngọc trong bài điều tra của mình.

Phóng viên cũng nói rất rõ quan điểm là cuộc gặp gỡ này nhằm mong Ngọc dừng lại trước khi lún quá sâu vào vũng lầy. Thầy Hiệu phó nặng vẻ suy tư; Ngọc vẫn lặng im, thi thoảng lại nhếch mép cười.

“Em có gì để nói không?”, thầy Hiệu phó nhà trường nơi Ngọc theo học phá tan không khí im lặng sau trình bày của phóng viên.

“Dạ không, em không có gì để nói ạ! Nhưng nếu được nói riêng với Thầy, em sẽ nói khác”, Ngọc vẫn tỏ vẻ bất cần.

Nhưng rồi, Ngọc chủ động nhận sai về việc tham gia bán dâm. Tuy nhiên, về hành động tổ chức, môi giới, Ngọc cho rằng nếu mình không làm thì các bạn trong nhóm vẫn làm. “Trước khi gặp em, các bạn trong nhóm mà em dẫn ra gặp anh đã làm cái nghề này rồi,” Ngọc cho hay.

Không thể dừng lại

“Nếu anh muốn thực hiện một bài viết đơn thuần xong rồi bỏ mặc những số phận trong bài viết, thì anh đã không có mặt ở đây. Anh được biết em bị suy thận, thiếu tiền chữa bệnh nên em mới bất cần và tham gia vào công việc kia đúng không?” tôi hỏi Ngọc.

“Cả thầy và anh phóng viên ở đây đều mong rằng, qua cuộc gặp này, em nhận thức ra được vấn đề để dừng lại. Chuyện kỷ luật không khó nhưng để cứu được một con người, nhất là trong môi trường giáo dục như thế này là điều quan trọng hơn cả”, thầy Hiệu phó tiếp lời tôi.

Ngọc lặng im một hồi, dịu giọng đi rồi nói: “Em biết là em sai nhưng em cũng chỉ có thể hứa là em sẽ cố gắng tối đa để không tham gia công việc kia, không làm ảnh hưởng tới nhà trường và các bạn khác. Việc cam kết là sẽ từ bỏ hoàn toàn là không thể”.

Câu trả lời trên của Ngọc như là sự thách thức. Tuy nhiên, tôi cũng nhận ra Ngọc nói những điều đó bằng những suy nghĩ thật của mình và dường như có uẩn khúc trong câu chuyện của Ngọc nên tiếp tục khơi gợi: “Em vẫn thiếu tiền hay có một điều uẩn khúc nào khác?”

“Khó khăn về tiền bạc không còn nữa, em cũng muốn dừng lại công việc này vì càng làm thì bệnh suy thận của em càng trầm trọng. Em cũng sợ bị bắt nữa. Nhưng nếu em dừng lại mà không được sự đồng ý của một số người thì chưa chắc em đã giữ được tính mạng”, Ngọc bộc bạch.

(*) Tên nhân vật đã được thay đổi

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Phương anh