Bí mật món bánh Kà Tum: Tinh hoa ẩm thực An Giang từ loại lá bị lãng quên

22:08, Thứ hai 24/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Bạn có tin rằng một loại lá cây từng bị xem là "rác" nay lại trở thành nguyên liệu chính cho món bánh đặc sản độc đáo của An Giang?

Khi đến thăm vùng đất An Giang, du khách sẽ bị cuốn hút bởi một món bánh độc đáo mang tên rất lạ - bánh Kà Tum.

Trong tiếng Khmer, "bánh Kà Tum" có nghĩa là bánh trái lựu. Điều đặc biệt là bánh này được gói bằng lá thốt nốt, và chỉ có duy nhất ở vùng Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Cây thốt nốt, một biểu tượng của An Giang, không chỉ cung cấp quả để làm thức uống giải nhiệt mà giờ đây còn cung cấp lá để làm vỏ bánh Kà Tum. Người dân Ô Lâm cho biết, bánh Kà Tum tượng trưng cho sự đủ đầy và sung túc, thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết của người Khmer ở An Giang.

Cây thốt nốt, một biểu tượng của An Giang, không chỉ cung cấp quả để làm thức uống giải nhiệt mà giờ đây còn cung cấp lá để làm vỏ bánh Kà Tum

Cây thốt nốt, một biểu tượng của An Giang, không chỉ cung cấp quả để làm thức uống giải nhiệt mà giờ đây còn cung cấp lá để làm vỏ bánh Kà Tum

Bà Phương, một cư dân địa phương, chia sẻ rằng món bánh này rất khó làm, đòi hỏi sự khéo tay và tỉ mỉ trong từng bước gói, bởi không phải ai cũng có thể gói bánh bằng lá thốt nốt. Trước tiên, người làm phải chuẩn bị khuôn bánh từ lá thốt nốt, sau đó khéo léo đặt nhân bánh vào trong và tiếp tục đan phần lá còn lại sao cho kín. Một chiếc bánh đẹp cần có vỏ vuông đều các góc, các mặt, và lá thốt nốt phải được đan khít để nhân không bị lộ ra ngoài.

Theo bà Phương, lá thốt nốt dùng để gói bánh phải là những tàu lá non vừa, sau khi lau sạch, rọc thành từng mảnh rồi đan thành hình vuông, phần chóp phải có dạng cánh hoa bung nở. Thường mất khoảng 5 phút để hoàn thành một vỏ bánh.

Theo bà Phương, lá thốt nốt dùng để gói bánh phải là những tàu lá non vừa

Theo bà Phương, lá thốt nốt dùng để gói bánh phải là những tàu lá non vừa

"Một người thợ lành nghề tối đa cũng chỉ làm được khoảng 100 chiếc mỗi ngày. Do số lượng bánh làm ra ít và mang tính đặc thù, nên bánh không được bán đại trà ở An Giang. Khách du lịch nếu may mắn đến đúng dịp mới có cơ hội thưởng thức món bánh độc đáo này," bà Phương chia sẻ.

Bánh Kà Tum có lớp vỏ ngoài màu vàng nhạt, hình dáng độc đáo, nhìn thoáng qua giống bánh dừa. Khi bóc lớp lá bên ngoài, phần nhân không dính vào vỏ, vỏ bánh sáng bóng, điểm xuyết những hạt đậu trắng. Nếp bánh mềm mịn, dẻo thơm, hòa quyện cùng vị béo của đậu trắng và nước cốt dừa. Bánh còn mang hương vị đặc trưng của lá thốt nốt sau khi được luộc trên bếp củi.

Bánh Kà Tum có lớp vỏ ngoài màu vàng nhạt, hình dáng độc đáo, nhìn thoáng qua giống bánh dừa

Bánh Kà Tum có lớp vỏ ngoài màu vàng nhạt, hình dáng độc đáo, nhìn thoáng qua giống bánh dừa

"Một lần về nhà bạn học đại học ở An Giang dịp Tết, mình đã biết đến món bánh Kà Tum. Chỉ nghe tên thôi đã khiến người ta tò mò muốn thử. Khi được nghe kể về nguồn gốc của chiếc bánh, mình thấy vô cùng thú vị. Nhân bánh có hương vị đặc biệt, mùi thơm đặc trưng của lá thốt nốt non rất ấn tượng," bạn Hoàng Lan (ở TP.HCM) chia sẻ.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Trần Thu Thủy