Câu chuyện về vị Hoàng đế bị liệt dương
Tin Lưu Úc bị liệt dương như sét đánh ngang tai, đặc biệt là đến khi ông thành hoàng đế sau khi người cháu trai hung bạo Tiền Phế Đế bị ám sát vào năm 465.
Đường đường là bậc chí tôn, làm sao có thể để người đời biết được mình không thể sinh con. Để che mắt thiên hạ, ông ra lệnh cho các hậu phi của mình quan hệ với người khác.
Hoàng đế Lưu Úc đã "gửi" ái phi của mình là Lý Diệu Đăng đến phủ của thầy giáo mình là Lý Đạo Nhi. Người này thân thế hiển hách, là một đáng anh tài lại có hơn 10 người con trai, do đó đã được Hoàng đế Lưu Úc giao phó toàn bộ tâm tư của mình.
Lưu Úc hứa rằng sẽ thăng chức cho Lý Đạo Nhi và nếu sinh được con trái sẽ lập ngay làm thái tử. Lý Đạo Nhi nghe vậy vội cảm tạ long ân và đưa Lý Diệu Đăng về phủ.
Không lâu sau, Lý Diệu Đăng mang thai và hạ sinh thành công một người con trai, đặt tên là Lưu Dụ, cũng chính là Lưu Tống Hậu Phế Đế sau này. Còn Lý Đạo Nhi sau khi hoàn thành nhiệm vụ cũng bị Lưu Úc sát hại diệt khẩu.
Sau khi có thái tử, Hoàng đế Lưu Úc càng tự tin hơn với quyền lực của mình. Thế nhưng, chắc bao lâu sau, ông lại cảm thấy 1 người con trai là chưa đủ.
Ông lo sợ chẳng may Lưu Dụ có gì bất trắc, chẳng phải sẽ lại tuyệt hậu sao? Thế là Lưu Úc tiếp tục "bí mật" ra lệnh cho các hậu phi của mình quan hệ với người khác để mang thai.
Tuy nhiên, thủ đoạn này càng áp dụng rộng rãi thì càng có nguy cơ bị bại lộ nên Hoàng đế Lưu Úc đã thực hiện một phương pháp khác tàn bạo hơn. Ông cho người trực tiếp bắt cóc những thê thiếp đang mang thai của các huynh đệ, sát hại họ sau khi sinh và giao những đứa trẻ cho các hậu phi của mình nuôi nấng.
Vòng tuần hoàn như vậy kéo dài liền mấy năm, Hoàng đế Lưu Úc đã có được 12 người con trai, tuy không ai là máu mủ của mình nhưng ông vẫn vô cùng hài lòng.
Dù tất cả các con không ai là con ruột nhưng Hoàng đế Lưu Úc vẫn luôn bị ám ảnh việc bị cướp đoạt quyền lực sau khi ông băng hà. Do đó, trong những năm tháng bệnh tật cuối đời, đã ra lệnh tàn sát gần như toàn bộ các cháu trai và anh em của mình. Chính điều này khiến nhà Lưu Tống suy yếu và góp phần vào việc triều đại này sụp đổ vào năm 479, tức chỉ 7 năm sau khi ông qua đời ở tuổi 34.
Tại sao thái giám ngày xưa lại dám cắm sừng các vị hoàng đế
Thời phong kiến, thái giám là vị cận thần, nội quan luôn ở bên cạnh các nhà vua trong cuộc sống ở hoàng cung. Chính vì thân cận như vậy nên việc thái giám thân quen với các vị mỹ nhân bên cạnh vua là điều không tránh khỏi. Mà hoàng đế thì luôn có hàng nghìn mỹ nhân nhan sắc vẹn toàn, quyến rũ chỉ mong muốn có được may mắn được nhà vua sủng ái.
Chính vì hậu cung có tới hàng trăm phi tần, mỹ nữ, vương phi nên nhiều người kể từ khi nhập cung cho đến khi qua đời cũng chưa chắc từng được gặp mặt hoàng đế dù chỉ một lần. Chính vì vậy họ có một cuộc sống cô đơn, lẻ loi trong chiếc "nhà son" của hoàng cung nguy nga, tráng lệ. Nhìn ngoài thì có vẻ sung sướng nhưng bên trong lại không có được sự hạnh phúc nhất định.
Chính vì không thể chịu nổi cảnh chăn đơn gối chiếc đến già, một số mỹ nhân trong hậu cung của nhà vua không cam phận phí hoài tuổi thanh xuân mà không có người bầu bạn nên gian díu với thái giám. Trong hậu cung, chỉ có một người đàn ông duy nhất là hoàng đế có khả năng giúp các phụ nữ trong cung sinh sản. Các vương tôn, quý tộc, quan lại... không được phép vào hậu cung nếu không được sự cho phép của nhà vua. Bên cạnh cung nữ, thái giám là những người gần gũi nhất với hoàng đế và các phi tần, mỹ nhân. Họ ban đầu là những người đàn ông bình thường. Tuy nhiên, sau khi nhập cung làm thái giám, họ sẽ trải qua quá trình tịnh thân làm mất khả năng sinh sản.
Do vậy, người dân thời xưa gọi thái giám là những người nam không ra nam, nữ không ra nữ. Đây cũng chính là lý do hoàng đế cho phép họ hầu hạ phi tần của mình. Dù đã không còn khả năng sinh sản nhưng điều này lại không làm thái giám mất đi ham muốn tình dục hay nhu cầu được phụ nữ yêu thương.
Do đó, một số thái giám ngày ngày hầu hạ hết mình những phi tần không được vua sủng hạnh trong thời gian dài. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, phi tần và thái giám nảy sinh tình cảm với nhau nên đã "cắm sừng" hoàng đế. Thái giám không lo ngại sẽ khiến phi tần mang thai khi hai người lén lút quan hệ tình ái vì không còn khả năng sinh sản. Vì không để lại "hậu quả" nên họ sẽ khó có thể bị người khác phát hiện chuyện "cắm sừng vua trong cung". Dẫu vậy, nếu bị lộ tẩy thủ đoạn có gian tình với phi tần thì cả thái giám và phi tần đều sẽ bị vua cho về với trời.