Bỏ ra 5 phút ngâm chân trong giấm bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ và thích thú vì điều này sẽ xảy ra

( PHUNUTODAY ) - Từ một loại gia vị quen thuộc trong bếp, bạn hoàn toàn có thể điều chế cho mình những bài thuốc quý. Hãy thử bỏ ra 5 phút ngâm chân trong giấm bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ và thích thú vì điều này sẽ xảy ra.

Giấm có thể giúp cải thiện các tình trạng sau:

• mùi hôi chân

• nấm bàn chân (bệnh chân của vận động viên)

• mụn cóc

photo1534491174962-15344911749641999041453

Các loại giấm khác nhau có chứa lượng axit axetic khác nhau. Ví dụ, giấm trắng chứa khoảng 4 đến 7% axit axetic, trong khi giấm táo và giấm rượu khoảng 5 đến 6%.

Cách pha nước ngâm chân từ giấm

Các loại giấm khác nhau, bao gồm cả giấm trắng hoặc giấm táo, đều thích hợp cho ngâm chân.

Pha nước giấm ngâm chân bằng công thức sau:

1. đổ vào chậu 1 cốc dấm

2. thêm 2 cốc nước ấm

3. tiếp tục thêm 1 phần giấm, 2 phần nước cho đến khi đầy

4. ngâm chân trong 10 đến 20 phút

Thực hiện hàng ngày hoặc cho đến khi vấn đề về chân biến mất.

1_70946

Loại giấm không tạo ra sự khác biệt đáng kể về hiệu quả ngâm chân. Tuy nhiên, tốt hơn nên tránh giấm từ thảo dược hoặc trái cây vì chúng còn chứa các thành phần khác.

Tại sao giấm lại có ích cho bàn chân?

Da trên bàn chân dễ bị các vấn đề do mất nước và tiếp xúc với môi trường nơi vi khuẩn hoặc nấm có thể phát triển.

Giấm có những đặc tính hữu ích có thể giúp giải quyết những vấn đề này.

Hôi chân

1_OXDS

Mùi hôi ở chân có thể do mồ hôi tích tụ quanh bàn chân. Một số người bị ra mồ hôi chân ngay cả khi không tập thể dục hoặc không gắng sức.

Đôi khi, mùi hôi chân còn tệ hơn do sự phát triển của vi khuẩn và nấm trên bàn chân và trong giày dép.

Vì giấm có tính kháng khuẩn, ngâm chân trong nước giấm 10 đến 20 phút có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn hoặc nấm góp phần gây mùi hôi chân. Rửa sạch chân thường xuyên bằng xà phòng mềm trước và sau khi ngâm.

Bệnh nấm da chân

Bệnh nấm da chân, hay bệnh “Chân của vận động viên” là bệnh da nhiễm trùng do tiếp xúc với một số loại nấm. Bệnh ảnh hưởng đến bàn chân vì giày dép tạo ra môi trường ấm áp, tối, ẩm cho nấm phát triển. Bệnh thường xảy ra giữa các ngón chân và làm cho da trở nên khô, nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

cach-chua-hoi-chan-bang-dam-1496313626934-59-0-456-640-crop-1496313635732

Đi chân trần ở những nơi công cộng, chẳng hạn như trong phòng tập thể dục hoặc hồ bơi, có thể dẫn đến nấm bàn chân.

Vì giấm có đặc tính chống nấm, ngâm chân hàng ngày trong nước giấm có thể giúp chống lại nhiễm nấm.

Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy bất kỳ biện pháp khắc phục tại nhà nào, bao gồm giấm, là hữu ích trong điều trị bệnh nấm bàn chân. Song ngâm giấm có thể làm dịu và giảm bớt các triệu chứng và không gây hại gì.

Thuốc vẫn là cách điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nấm da chân.

Mụn cóc

suy_tinh_mach

Mụn cóc là những khối sùi trên da da do nhiễm vi-rút. Siêu vi gây ra mụn cóc là vi rút u nhú ở người (HPV). Nó có thể truyền mụn cóc từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần với da.

Mụn cóc có thể xảy ra ở bàn chân. Chúng thường không đau và không liên quan với ung thư, nhưng có thể trông xấu xí.

Vì giấm có đặc tính kháng khuẩn, nó có thể chống lại vi-rút. Ngâm chân trong giấm có thể giúp điều trị hoặc ngăn chặn sự phát triển của mụn cóc trên bàn chân.

Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy giấm có thể chống nhiễm trùng do vi-rút, chẳng hạn như HPV. Tuy nhiên, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng axit axetic trong giấm có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng da ở những người bị bỏng.

Dưới đây là một số cách dùng dấm chữa bệnh:

Dấm mài hạt gấc: Chữa bệnh quai bị, viêm tuyến nước bọt, mụn nhọt, tắc tuyến sữa, viêm tinh hoàn, bướu cổ, sang thương huyết ứ, trĩ, các chứng đau sưng do huyết ứ sưng đau. Dùng nhân hạt gấc mài với dấm hoặc giã hòa dấm bôi đắp ngày vài lần nơi đau.

c-anh1-1515035332

Dấm ngâm tỏi: phòng chữa tăng huyết áp, mỡ máu cao, đầy bụng...

Chữa hoàng đản “tỳ hoàng” do uống rượu nhiều quá sinh chứng hoàng đản, da vàng, tiểu vàng đậm. Dùng 20-30ml dấm gạo, mài 2-3 hạt gấc cho uống, tiểu tiện thông lợi là khỏi.

Dấm gạo: Chữa được chứng bụng tích trệ do uống nhiều rượu, thịt cá mà sình bụng đầy không tiêu. Uống một vài li nhỏ dấm gạo cho nôn hết ra hoặc đại tiện thông là khỏi.

Dấm hòa nước cốt ngải cứu: Chữa chứng phong trên mặt lở ngứa và bệnh chàm, vẩy nến do huyết ứ đọng. Lấy nước cốt lá ngải hòa dấm bôi vài lần một ngày.

Dấm nấu đậu đỏ: Chữa những chứng tràng phong hạ huyết, hay đi cầu ra huyết lâu ngày, chứng huyết ứ đau tim, đau bụng kinh, đau đầu, dạ dày, liên sườn, chứng miệng lở loét chảy máu. Dấm gạo nấu cùng với đậu đỏ cho chín nhừ sau đó thì phơi khô tán nhỏ rồi uống ngày 3 thìa (30g) hoặc hơn.

Dấm hòa bột đậu đỏ: Chữa chứng miệng lưỡi sưng đau chảy máu, viêm khớp hàm, viêm tuyến nước bọt do nhiệt độc. Đậu đỏ tán bột hòa dấm gạo ngậm uống ngày 3 lần/20g, kết hợp hòa dấm đậu đỏ bôi ngày vài lần.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link