Thực tế cho thấy, ngày nay rất nhiều trẻ học hành giỏi giang nhưng lại không hoặc khó giao tiếp được với các bạn bè, thầy cô trong trường, lớp; trẻ cũng thường bị nhút nhát khi gặp người lạ, thậm chí sau này khi ra trường xin việc, trẻ cũng gặp nhiều trở ngại, bị thụ động và thất nghiệp trong thời gian dài...
Muốn trẻ thành công trong tương lai, các bậc cha/mẹ đừng quá chú trọng vào điểm số của con ở các môn tự nhiên hay xã hội. Hãy dạy và cho con học những "lớp kỹ năng" dưới đây:
1. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Bảo vệ bản thân là 1 quy tắc rất hữu ích. Nhưng không cần và không có nghĩa rằng bé phải theo học tại 1 trường võ thuật, hoặc thuê 1 người dạy võ chuyên nghiệp. Bạn có thể dạy bé 1 vài động tác cơ bản để giúp bé tự bảo vệ mình trước người lạ. Giải thích rằng bé cần phải làm gì và phản ứng như thế nào nếu có người lạ tiếp cận.
2. Kỹ năng tôn trọng chính mình, tôn trọng người khác
Tự tôn trọng bản thân không đồng nghĩa với ích kỷ. Các bé phải học cách tôn trọng người khác cũng như chính mình. Điều này không phải là dễ dàng, nhưng đây là 1 trong những bài học quan trọng nhất trong cuộc sống cần giảng dạy cho con.
Con bạn sẽ sớm hiểu rằng nếu chúng tôn trọng chính mình, chúng sẽ xứng đáng có những điều tốt nhất trong cuộc sống. Điều này bao gồm kiến thức, sự nghiệp và thậm chí chọn đúng người để làm bạn đời trong tương lai.
Đồng thời bạn cần giúp trẻ nhận thức về việc tôn trọng người khác, không phân biệt giàu nghèo, chủng tộc, màu da…
3. Kỹ năng hòa đồng và hợp tác
Hãy dạy bé biết trân trọng điểm mạnh, điểm khác biệt của người khác và chịu khó học hỏi từ họ. Bé biết tham khảo ý kiến của người khác, hiểu rằng “hai cái đầu thì tốt hơn một”. Từ đó, bé hòa hợp với mọi người và làm việc tốt trong một tập thể.
Bài tập dành cho bé: Viết ra những điều con thấy mình giỏi, những điều con thấy người khác giỏi.
4. Kỹ năng lắng nghe và chịu chia sẻ
Nhu cầu lớn nhất trong sâu thẳm của mỗi người chính là được thấu hiểu. Hãy giúp bé biết lắng nghe và để ý đến cảm xúc của người khác. Dạy bé biết tôn trọng quan điểm của người khác, kể cả khi nó không giống với quan điểm của bé. Dạy bé chịu mở lòng chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn.
Thực tế, nhiều người không lắng nghe để hiểu mà lắng nghe để đối đáp và áp đặt. Ngay cả chính cha mẹ cũng vậy. Lắng nghe áp đặt sẽ khó tìm ra tiếng nói chung, còn lắng nghe thấu hiểu giúp ta dễ tìm được giải pháp giải quyết vấn đề hơn.
Bài tập dành cho bé: Hãy thử không nói trong một tiếng đồng hồ và quan sát xem những người xung quanh như thế nào/ Hãy nói ai là người con thích nói chuyện cùng nhất, vì sao,,,
5. Chịu trách nhiệm cho hành động của mình
Trung thực là đức tính tốt. Hãy để bé học được điều này bằng cách đọc một vài cuốn sách, kể các câu chuyện hoặc ít nhất kể cho bé 1 số ví dụ từ cuộc sống và kinh nghiệm riêng của mình, để bé có thể hiểu rằng cuộc sống và các mối quan hệ được xây dựng trên sự tin tưởng và thành thật. Phân tích các tình huống khi có 1 số hiểu lầm nhất định trong mối quan hệ của bạn với mọi người và nói cho con biết về những hậu quả có thể xảy ra. Nhắc nhở trẻ nên cư xử đúng cách để tránh các sự cố rắc rối.
6. Kỹ năng sống có mục tiêu và luôn chuẩn bị
Bé cần được dạy cách lập mục tiêu và lên kế hoạch cho bản thân. Từ đó, bé luôn suy nghĩ kỹ càng và chuẩn bị tốt trước khi làm một việc gì đó. Bé hiểu rằng những lựa chọn ở hiện tại sẽ quyết định tương lai của bé.
Cha mẹ có thể dạy con viết những mục tiêu ra giấy trước khi thực hiện. Có rất nhiều loại mục tiêu, từ mục tiêu trong một khoảng thời gian ngắn, ví dụ ngày hôm nay bé làm xong bài tập, vẽ xong bức tranh, đến mục tiêu dài hạn hơn, như cuối năm học con đạt học sinh giỏi. Cha mẹ cũng có thể hỏi con xem con muốn làm gì khi lớn lên.
7. Kỹ năng quản lý tiền bạc
Sớm hay muộn thì con bạn sẽ phải học cách quản lý tiền bạc. Nhưng nếu bạn dạy bé cách quản lý tiền bạc ngay từ bây giờ, chúng sẽ tránh được rất nhiều sai sót phổ biến. Hãy để chúng biết tầm quan trọng của việc tổ chức ngân sách, lập kế hoạch chi tiêu của mình hoặc tiết kiệm tiền để trang trải vào những thời điểm khó khăn.
8. Kỹ năng sắp xếp các công việc, làm việc nhà
Cha mẹ hãy giúp bé xác định những việc bé phải ưu tiên làm trước, dựa trên hai tiêu chí: mức độ quan trọng và khẩn cấp của công việc, ví dụ học trước chơi sau. Rèn thói quen này cũng có nghĩa bé biết tập trung vào việc đang làm, không để cho những thứ khác làm xao nhãng. Bé biết dành thời gian cho những việc quan trọng nhất. Nếu ta không dạy cho trẻ biết ưu tiên những việc cần thiết trước thì trẻ sẽ không biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý.
Trong các thói quen, thói quen này rất khó tập vì chúng ta thường có xu hướng làm những việc dễ hay những việc mình thích trước. Cha mẹ hãy giúp trẻ hiểu rằng, trẻ vẫn phải làm cả những việc mình không thích.
Bài tập ứng dụng: Sắp xếp những công việc con cần làm trong buổi tối: ăn cơm, tắm, làm bài, đánh răng, xem tivi/ Con hãy nói nhiệm vụ quan trọng nhất của con là gì: tập đàn, trông em, làm bài tập.../ Con thử làm một việc con đã trì hoãn từ lâu.
9. Kỹ năng tư duy cùng thắng
Tư duy cùng thắng chính là dạy bé nghĩ đến lợi ích của người khác như của chính mình. Khi gặp một vấn đề rắc rối với người khác, bé biết tìm cách giải quyết sao cho cả hai bên cùng hài lòng, hai bên cùng có lợi. Rèn được thói quen này, bé sẽ tử tế và luôn hành động để giúp người khác vui vẻ, đồng thời chính bé cũng sẽ được vui vẻ hơn.
Ví dụ, khi bé và em giành đồ chơi với nhau, bé thử nghĩ ra giải pháp nào mà cả hai cùng vui?
10. Kỹ năng độc lập
Khuyến khích và giải thích tầm quan trọng của tính độc lập, dựa vào sức mình khi không có thành viên trong gia đình, người thân hay bạn bè xung quanh. Hãy bắt đầu từ các công việc nhà như để trẻ tự nấu bữa ăn sáng. Sau đó, để chúng tự chăm sóc cây cối, thú cưng. Hãy nói với trẻ rằng nếu chúng biết làm những điều đơn giản, chúng sẽ không cần phải thuê hay nhờ người khác trong tương lai.
Xem thêm:
1.
Mẹo nhỏ giúp con quản lý tiền bạc 100% từ phương pháp 5 chiếc lọ của người Do Thái
2.