Chin là một tộc người thiểu số sinh sống ở miền núi cao, chiếm khoảng 2% dân số Myanmar. Bộ tộc này nổi tiếng với nhiều hình xăm trên mặt và còn được gọi là 'người mặt hổ'. Mực xăm được làm từ lá cây, chồi cây và bồ hóng. Lá cây tạo nên màu sắc, bồ hóng được xem như sát trùng, còn chồi cây được sử dụng ở công đoạn cuối cùng với vai trò băng bó và làm lành vết xăm. Những người phụ nữ xăm mặt của bộ tộc Chin dùng gai nhọn có trên một số cây châm vào da để tạo nên hình xăm có màu đen hoặc màu xám.
Từ đó, nhiều người đàn ông bắt đầu xem hình xăm là một vẻ đẹp của phụ nữ và từ chối kết hôn với những ai không xăm mặt. Điều này dần trở thành tập tục và được duy trì suốt một thiên niên kỷ. Đến năm 1962, chính phủ Myanmar tiến hành hiện đại hóa đất nước và nỗ lực xóa bỏ tập tục này.
Những sự thay đổi của đất nước khiến truyền thống này không còn được tiếp tục. Những người phụ nữ cuối cùng trải qua nghi lễ này giờ đã già, là thành phần lớn tuổi trong bộ lạc.
Có thể nói rằng, phụ nữ bộ tộc khác luôn muốn để bản thân trở nên xinh đẹp hơn nhưng với người ở bang Chin thì lại khác. Họ xăm kín mặt để mình kém sắc hơn so với ngày thường nhằm tránh việc bị bắt làm vợ.
Và để lưu giữ lại những hình ảnh cuối cùng của tập tục này, nhiếp ảnh gia Marco Vendittelli, 32 tuổi, đến từ đô thị Sorrento (Ý) đã dành 7 ngày đi khắp vùng thăm các nhóm người địa phương Dai, Muun, Yindu, Upu, Mkaan và Ngaya thuộc bộ tộc Chin để chụp loạt ảnh về những người phụ nữ xăm mặt còn sống ở đây.