Đời sống) - “Không thể một sớm một chiều để giải quyết thức ăn đường phố, song Bộ cũng sẽ không để tình trạng buông lỏng, thả và sẽ quyết liệt để không còn tồn tại những hiện tượng như quán cóc nằm ngay trên cống thoát nước, một xô nước rửa hàng trăm cái bát, hàng trăm đôi đũa", Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định trong chương trình Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời.
[links()]
Bộ trưởng Tiến cho hay, thức ăn đường phố cũng có những ưu điểm riêng, như giá cả phải chăng, dễ tiếp cận, giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân. Bên cạnh đó, hiện tượng thức ăn đường phố không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng khá phổ biến, ẩn chứa nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người dân. Vì vậy, việc kinh doanh thức ăn đường phố phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu về an toàn vệ sinh.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến không để một xô nước rửa hàng trăm bát |
Về vấn đề thanh, kiểm tra thực phẩm trong dịp Tết sắp đến, Bộ trưởng Tiến cho hay, vừa qua Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn vừa đích thân thị sát một số địa điểm kinh doanh thực phẩm đã mở đầu cho một đợt tổng kiểm tra trên quy mô toàn quốc. Đây là 1 trong 3 hoạt động chính trong tháng cao điểm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán, được Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phối hợp triển khai.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, về lâu dài, ngành Y tế sẽ hướng tới xây dựng một đề án về bữa ăn an toàn cho người dân. Để làm được điều này, phải có một quy trình kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, từ trang trại tới bàn ăn, từ nuôi trồng, chế biến đến kinh doanh, phân phối…, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ ngành.
Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ ngành, địa phương tiếp tục đưa ra thị trường những thương hiệu có tem an toàn thực phẩm.
“Theo quy luật, những sản phẩm không an toàn sẽ bị đào thải nếu người dân có địa chỉ để lựa chọn những sản phẩm chất lượng, an toàn”, bà Tiến nói.
- (Theo TTXVN)