BS Trương Hữu Khanh: Không phải siêu thị, chợ, đây mới là nơi dễ lây nhiễm Covid-19 nhất trong vùng dịch

( PHUNUTODAY ) - Bác sĩ Khanh cho rằng, ngay cả khi bạn sống trong vùng dịch nhưng tuân thủ đúng các biện pháp an toàn thì rất khó có thể lây nhiễm được.

Một số lưu ý bạn cần nhớ khi đi chợ mùa dịch

Khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều người dân lo sợ họ có thể bị lây nhiễm SARS-CoV-2 khi đi chợ, đi siêu thị, nhận hàng từ shipper và trở thành F0 bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện nhi Đồng I, cho biết khi đi chợ hay nhận hàng, mọi người cùng nhau tuân thủ đúng nguyên tắc phòng dịch (luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách, rửa tay, không nói chuyện) thì khó có thể lây truyền virus.

BS Khanh khuyên người dân nên đi chợ nhanh và nhận hành nhanh. Hàng hoá sau khi mua hoặc nhận từ shipper có thể phơi ra nắng nếu có thể vì nhiệt độ ngoài trời có thể diệt được virus.

Có rất nhiều người súc miệng nước muối ngay sau khi đi chợ để phòng virus. Theo bác sĩ Khanh, đây là một cách làm tốt để loại bỏ virus, tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng súc miệng quá nhiều vì có thể làm tổn thương đường hô hấp và khiến virus dễ dàng xâm nhập.

Bác sĩ Khanh lưu ý những người trẻ di chuyển nhiều nên nhớ sẽ có nguy cơ mắc bệnh và mang virus về nhà lây cho người có yếu tố nguy cơ cao.

Tôi đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của người trẻ trong gia đình có người lớn mắc bệnh rất nặng và thậm chí đã tử vong. Người lớn là người thụ động, không đi ra ngoài cho nên sẽ bị lây nhiễm từ người trẻ. Người trẻ mắc bệnh sẽ rất nhẹ, thậm chí không có triệu chứng. Do vậy người trẻ  khi đi đâu cũng luôn phải chú ý, khi về nhà có thể trở thành cầu nối cho người nhiều nguy cơ", bác sĩ Khanh nói.

Bác sĩ Khanh cũng cảnh báo nơi dễ lây nhiễm virus nhất trong vùng dịch đang phải giãn cách lại là địa điểm ít ai nhờ tới: địa điểm nhận đồ tiếp tế lương thực thực phẩm. Khi mọi người tới nhận đồ tiếp tế và chen nhau lấy đồ, nói chuyện, nguy cơ lây nhiễm rất cao.

9

3 nguyên tắc cần nhớ để nâng cao sức khoẻ

Thời gian gần đây trên trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ với nhau cách làm nước chanh, sả, gừng để uống với mong muốn tăng sức đề kháng, giúp phòng ngừa Covid-19.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, từ trước đến nay, chúng ta vẫn dùng nước chanh, gừng, sả để bảo vệ họng. Đây không phải cách làm mới, tuy nhiên, không nên lạm dụng dùng thường xuyên.

Sả có thành phần chủ yếu là tinh dầu, có vị cay, tính ấm khá tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nấu nước sả uống thay nước lọc trong thời gian dài, nhiều ngày liên tục sẽ tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, ợ nóng.

Về vấn đề nâng cao sức đề kháng cho cơ thể phòng bệnh Covid-19, bác sĩ Khanh chia sẻ quan trọng có 3 điều cần ghi nhờ: uống đủ nước; ăn đủ năng lượng và chất; ngủ đủ giấc.

"Đây là 3 điều rất đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện được trong mùa dịch. Do trong thời gian giãn cách mọi người thường không duy trì được thói quen sinh hoạt khoa học để giữ gìn sức khoẻ", bác sĩ Khanh nói.

Theo đó, bác sĩ khuyên người dân cần uống nước thường xuyên, không đợi khát với uống, uống đủ 2 lít nước trên ngày; hạn chế lạm dụng rượu bia vì có thể ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể.

Ngoài ra, người dân cũng nên ăn nhiều trái cây, các loại rau củ có chất kháng sinh thực vật. Các loại rau củ có mùi thường có tính chất kháng sinh tự nhiên để bảo vệ cơ thể

Một điều khác cần lưu ý là duy trì giấc ngủ điều độ, đặc biệt khoảng thời gian từ 21 giờ đến 2 giờ sáng là khoảng thời gian quan trọng giúp cơ thể phục hồi sức khoẻ. Việc thức đêm sẽ làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể.

Đối với người lớn tuổi gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống, có thể sử dụng các loại vitamin tổng hợp, vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

"Tuy nhiên, khi sử dụng vitamin C phải uống đúng theo liều lượng, lưu ý không uống vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ", bác sĩ Khanh nói.

Chia sẻ thêm về phương pháp xông hơi giúp điều trị Covid-19, bác sĩ Khanh cho biết: "Xông hơi không phải là phương pháp mới, các loại lá cây do ông bà để lại có chất kháng viêm và làm nóng đường hô hấp. Xông không hại, nhưng phải chú ý lá cần rửa sạch, không xong hơi lúc đang sốt, hạ sốt mới xông, một ngày chỉ nên xông 1 lần".

7

9 biện pháp mới nhất phòng chống dịch Covid-19 người dân cần biết

1, Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

2, Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.

3, Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

4, Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

5, Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

6, Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

7, Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.

8, Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.

9, Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link