Với mẹ bầu, mỗi buổi sáng uống một ly trà gừng rất tốt cho sức khỏe. Trà gừng không chỉ làm mẹ ấm bụng mà còn giúp mẹ khỏe mạnh đi qua suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ, lại giúp tăng lượng nước ối, cho thai nhi hồng hào mũm mĩm khi ra đời.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo một số loại thức uống dưới đây để nhấm nháp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Trà gừng mật ong
Mẹ có thể tự pha trà gừng mật ong để thưởng thức, mật ong giàu sắt, các vitamin và khoáng chất. Gừng giàu vitamin C, canxi, sắt, kẽm… Trà gừng mật ong không chỉ giúp mẹ đỡ khát và ấm bụng sau một đêm ngủ dậy mà còn cung cấp các vi chất cần thiết nuôi thai khỏe mạnh, hồng hào, đặc biệt là phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Nguyên liệu pha trà
Gừng tươi
Mật ong
Nước sôi
Cách làm:
Gừng cạo vỏ rửa sạch, cắt lát mỏng, cho vào nước đun sôi, cho nước gừng ra ly, chồ nước nguội bớt, pha thêm mật ong vào và thưởng thức.
Nước lọc
Nước vô cùng quan trọng không thể thiếu khi bổ sung cho bà bầu. Thiếu nước khi mang thai có thể dẫn tới những hậu quả như đau đầu, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt, kích thích dạ con dẫn tới sẩy thai trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, nước còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm niệu đạo, một hiện tượng rất phổ biến khi có thai. Nếu bà bầu uống đủ nước, nước tiểu sẽ loãng hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Nước cũng là thành phần thiết yếu trong sữa mẹ cũng như hỗ trợ quá trình tiết sữa. Hơn nữa, nước lọc không chứa đường, năng lượng hay bất kỳ chất nào khác nên mẹ bầu có thể uống thoải mái mà không cần phải lo lắng điều gì. Lượng nước lọc mẹ bầu nên “nạp” vào mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào mức độ cân nặng của bạn. Trung bình bà bầu nên uống từ 2-3 lít nước lọc mỗi ngày
Nước mía
Tác dụng của nước mía với bà bầu: Trong nước mía có khoảng 70% là đường, còn lại là các loại khoáng chất như canxi, đồng, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác là những loại vi chất mẹ bầu cần bổ sung khi mang thai. Bổ sung nước mía khi mang thai có thể giúp tăng nước ối và chống tình trạng chậm tăng cân ở thai nhi và thiếu cân ở những bà bầu bị nghén nặng. Bên cạnh đó, mẹ nào bị ốm nghén nặng còn có thể pha nước mía với nước cốt gừng, chia ra uống nhiều lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, không phải vậy mà các bà bầu sử dụng nước mía quá nhiều được. Vì hàm lượng đường trong nước mía rất cao, nên uống quá nhiều nước mía có thể dẫn đến tăng cân quá mức, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ rất nguy hiểm. Mẹ có thể uống nước mía từ tháng thứ 3, 4, 5 nhưng chỉ nên uống 2-3 ly/ 1 tuần, hạn chế uống vào buổi tối & buổi sáng sớm vì nước mía có thể làm lạnh bụng, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.
Trà gừng ấm
Vào buổi sáng, mẹ cũng có thể uống một ly trà gừng ấm thêm chút đường để làm ấm bụng, cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp tăng cường nước ối. Mẹ có thể dùng ít gừng tươi cạo sạch vỏ, cắt lát mỏng, cho vào nồi nước sôi nấu chín rồi chắt lấy nước gừng, cho thêm một chút đường trắng và thưởng thức.
Những lưu ý khi uống trà gừng
- Mẹ nên uống trà gừng vào buổi sáng sớm ngủ dậy, tuyệt đối không uống trà gừng hay ăn gừng vào buổi tối.
- Mặc dù gừng rất tốt nhưng mẹ không nên lạm dụng, uống quá nhiều gừng vì có thể gây khô miệng, khát nước.
- Nếu mẹ thường xuyên mất ngủ, bị táo bón, có vấn đề về dạ dày, túi mật, bệnh trĩ… thì không nên uống trà gừng.
- Khi chọn gừng để nấu trà, mẹ nên chọn gừng tươi, không bị hư hỏng dập nát, vì trong gừng bị dập có sản sinh ra safrol, một chất cực độc có thể làm hoại tử tế bào gan, dẫn đến ung thư gan.