Cả tuần ngồi trên đống lửa vì sữa nhiễm khuẩn

( PHUNUTODAY ) - Khi lực lượng cảnh sát ập vào kiểm tra đã phát hiện một lượng ma túy (dạng đá, viên) trong người các thực khách tham gia buổi tiệc. Cảnh sát còn phát hiện ma túy rải rác ở dưới gầm bàn.

(Bảo vệ người tiêu dùng) - Tuần qua, cả thế giới nóng ra với thông tin sữa bột trẻ em nhiễm khuẩn có thể gây liệt kê ở trẻ. Tiếp sau đó là thông tin thu hồi hàng loạt các loại sữa nhiễm khuẩn khiến các bà mẹ như ngồi trên đống lửa.

Cả thế giới sốc với sữa nhiễm khuẩn

Những ngày gần đây, dư luận dành sự quan tâm đặc biệt đến việc sản phẩm sữa của tập đoàn Fonterra, nhà sản xuất sữa lớn nhất New Zealand và là nhà xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới, bị nhiễm khuẩn.

Một danh sách các nước đã nhập khẩu nguyên liệu sữa nhiễm khuẩn được Fonterra công bố. Các hãng sữa ở nhiều nước đã tiến hành thu hồi sản phẩm, một số dù có hay không có tên trong danh sách trên đã ngừng nhập khẩu các sản phẩm sữa của New Zealand.

Một lần nữa vấn đề an toàn chất lượng sữa lại được gióng lên sau vụ bê bối "sữa bẩn" ở Trung Quốc năm 2008. Ngày 3/8, tập đoàn sữa Fonterra của New Zealand thông báo 1.000 tấn sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ em, nước uống dành cho người tập luyện thể thao và các sản phẩm khác được bán tại Australia, Trung Quốc, Malaysia, Arập Xêút, Thái Lan và Việt Nam có thể đã nhiễm khuẩn.

Thông báo này được đưa ra sau khi kết quả kiểm tra cho thấy protein whey cô đặc (WPC), nguyên liệu được dùng trong nhiều sản phẩm dinh dưỡng, trong đó có sữa dành cho trẻ em, mà Fonterra sản xuất vào tháng 5/2012 và đã bán cho 8 khách hàng ở các nước trên bị nhiễm khuẩn Clostridium botulinum.

Các triệu chứng ngộ độc do vi khuẩn này là nôn mửa và tiêu chảy, sau đó có thể dẫn tới bị liệt, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Ngay sau đó, tại Việt Nam, hàng loạt các thương hiệu sữa được các bà mẹ tin dùng cũng dính nghi vẫn nhiễm khuẩn phải thu hồi. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thông báo tới các văn phòng đại diễn của những hãng sữa lớn nhật khẩu vào Việt Nam về việc thu hồi những sản phẩm nghi nhiễm khuẩn. Ngay sau đó Dumex ở VN đã tiến hành ngay việc dừng lưu hành và thu hồi sản phẩm Dumex Gold bước 2 cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi loại 800g với số lô 300513R1 do Công ty Danone Dumex (Malaysia) sản xuất ngày 30/5/2013.

Tiếp đến, Văn phòng đại diện Abbott Laboratories S.A tại VN cũng tiến hành thu hồi các nhãn sữa nằm trong diện nghi vẫn nhiễm khuẩn. Đến ngày 6/8, Abbott đã tiến hành thu hồi được 11.653 thùng sữa Similac GainPlus Eye-Q 400g và 900g có thể bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinumtrên thị trường.

Công ty sữa Nutricia, thuộc tập đoàn thực phẩm Danone của Pháp cũng phải tuyên bố thu hồi toàn bộ sản phẩm Karicare trên thị trường New Zealand do có nguy cơ nhiễm vi khuẩn trên.

Sự việc bắt đầu từ việc vào thứ 7 tuần trước khi công ty Fonterra của New Zealand tuyên bố nguyên liệu whey protein sản xuất vào tháng 5/2012 bị nhiễm vi khuẩn clostridium botulinum gây ngộ độc thịt và suy hô hấp. Fonterra là công ty chuyên cung ứng nguyên liệu whey protein dùng trong sữa thực phẩm và thức uống thể thao cho nhiều công ty sữa và thức uống nổi tiếng như Abbott, Dumex, Wahaha (Trung Quốc), Coca-Cola, …Ngay sau thông tin trên, cảnh báo này đã được phát đi toàn cầu. Sữa nghi nhiễm khuẩn đang trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của công chúng, không chỉ tại New Zealand mà trên cả thế giới. Sức hút của nó không khác vụ sữa nhiễm melamine của Trung Quốc hồi năm 2008, bê bối này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp sản xuất sữa vốn nổi tiếng về chất lượng và độ sạch của đất nước Nam Thái Bình Dương này. Chiến dịch quảng bá “100% sạch” của New Zealand cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều nước đã tạm dừng nhập sữa New Zealand.

Theo cảnh báo của các cơ quan y tế, vi khuẩn Clostridium Botulinum có khả năng sản sinh độc tố thần kinh, sinh độc tố trong thức ăn, vết thương gây ra bệnh độc thịt, liệt cơ.
Theo cảnh báo của các cơ quan y tế, vi khuẩn Clostridium Botulinum có khả năng sản sinh độc tố thần kinh, sinh độc tố trong thức ăn, vết thương gây ra bệnh độc thịt, liệt cơ.


Bộ trưởng Tài chính New Zealand Bill English nhận xét nền kinh tế nước này sẽ khó bị thiệt hại nặng từ vụ Fonterra, nhưng vẫn còn đó những rủi ro lâu dài nhằm vào danh tiếng của đất nước. Trước đó, vào ngày 5/8, Thủ tướng New Zealand John Key đã chỉ trích Foterrra chậm trễ trong việc đưa ra các khuyến cáo về sản phẩm nhiễm khuẩn. Ông cũng cho biết Chính phủ đang có những biện pháp để hạn chế hậu quả và kiểm tra kỹ lưỡng cách thức Fonterra xử lý cuộc khủng hoảng này, do nó có liên quan tới danh tiếng và hình ảnh quốc gia.

Tại Trung Quốc, người dân vốn mất niềm tin vào sữa nội và quay sang dùng sữa ngoại. Trẻ em Trung Quốc được sử dụng sữa ngoại ngày càng tăng nên khi hay tin sữa nhiễm khuẩn nhiều bà mẹ Trung Quốc rơi vào tình trạng hoảng loạn. Nguồn sữa cung cấp cho nước này khiến NTD hoài nghi tất cả.

Mẹ Việt khóc ròng vì sính ngoại

Với thông điệp, trẻ em như búp trên cành nên 9/10 các bà mẹ Việt Nam đều yên tâm sử dụng sữa ngoại cho rằng việc kiểm tra sữa ngoại an toàn và nghiêm khắc hơn trong nước. Tuy nhiên, sau sự cố lần này, nhiều bà mẹ đã mất hết niềm tin vào thực phẩm cho con.

Lá thư của bà mẹ đang nuôi con nhỏ khiến cả cộng đồng xôn xao về nỗi lo thế hệ trẻ bị đầu độc có ở khắp nơi từ thức ăn đường phố, sữa, tiêm chủng vắc-xin.

Trong lá thư, bà mẹ viết "Tuổi của con - búp trên cành, ăn uống là việc quan trọng nhất. Con thèm nước ngọt và đồ chiên, nhưng 100% nước uống ngoài đường bị nhiễm khuẩn, dầu chiên đi chiên lại hoặc mỡ thối, kẹo chíp chíp tẩm phẩm màu công nghiệp và xúc xích Trung Quốc có hạn sử dụng 10 năm bán ở cổng trường mầm non. Bát phở ngoài đường nước dùng chế từ nước cốt hầm thịt heo chết bệnh, thớ bún trắng muốt do trộn huỳnh quang, ngay cả cốc thìa để ăn một ly chè cũng có thể được tái chế từ nhựa rác thải bệnh viện.

Mẹ không dám cho con ăn đồ gì nếu không phải tay mẹ nấu, nhưng mẹ cũng không tin cả chính mình vì ngay cơm mẹ nấu cũng có thể không an toàn cho con. Một hạt cơm chúng ta ăn cũng phải cõng ba loại hóa chất: chống mốc, tạo mùi thơm và làm nở gạo. Những ngọn rau xanh non mẹ có ngâm rửa kỹ đến mấy, cũng không thể tẩy hết được thuốc trừ sâu và thuốc tăng trưởng. Con gà, con cá, con heo được nuôi bằng thuốc “thúc lớn” - mà nào hết, người ta còn bơm thêm nước, ngâm thêm hóa chất khi chúng đã được hóa kiếp thành thực phẩm, để nặng hơn, giữ được vẻ tươi ngon hơn. Hoa quả con ăn mỗi ngày, dù ở chợ hay siêu thị, dù gắn nhãn nhập khẩu hay từ vườn trại - cũng đều đã được “tắm” thuốc bảo quản. Mẹ chịu rồi, chúng ta vẫn phải ăn để sống và để ốm bệnh, trong một điều kiện không được lựa chọn, vì có gì khác đâu để lựa chọn?

Từ 1-3 tuổi, sữa công thức là thức ăn thiết yếu của trẻ thì nay đến sữa nhập ngoại (nghĩa là đắt nhất rồi, an toàn nhất rồi - trong quan niệm của các bà mẹ) cũng bị nhiễm độc và không đủ dinh dưỡng. Uống sữa là quyền cơ bản của trẻ em (như quyền con người vậy), nhưng quyền tối thiểu đó cũng bị xâm phạm - thì chúng ta tuyệt vọng mất rồi!"

Chị Thu Huyền tâm sự trên một diễn đàn: “Cháu nhà mình đang dùng Enfa, cũng nguyên liệu từ New Zealand, sản xuất tại Thái Lan. Tuy chưa bị phát hiện nhiễm độc nhưng mình thấy rất hoang mang. Gia đình đang cân nhắc để tìm một số loại sữa nội chứ sữa ngoại dạo này thấy phát hiện gian dối và nhiễm độc nhiều quá”. Lá thư như nói lên nỗi lòng của biết bao người mẹ Việt Nam hiện nay.

  • Minh Minh
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn