Người xưa thường có nhiều kinh nghiệm sống và truyền đạt lại cho thế hệ sau. Trong đó, họ có nhiều lời răn dạy liên quan đến sinh hoạt hàng ngày như cách ăn mặc, ăn uống, và đi lại. Ngoài ra, người xưa còn cảnh báo không nên giữ ba thứ trong nhà để tránh tác động xấu đến phong thủy và sức khỏe.
Hoa héo, lá úa
"Vật phẩm đầu tiên không nên giữ trong nhà chính là hoa héo, lá úa, cây tàn. Nhiều người thường không quan tâm sau khi mua hoa, cây cảnh về nhà và thường bỏ quên chúng trong xó nhà. Lâu dần, cây cảnh bị héo úa, tàn lụi.
Theo người xưa, điều này khiến phong thủy trong nhà xấu đi, ảnh hưởng đến tài lộc. Cây cối hoa lá héo úa trong nhà, ngay cả gia tộc đang lên cũng sẽ từ từ suy tàn. Việc dọn sạch hoa và lá phát triển không tốt, trước khi chúng úa tàn có thể khiến tài lộc tồn tại mãi mãi.
Câu nói này của người xưa có đúng không? Phải có một số yếu tố chỉ có tính tương đối nhưng không phải không có lý.
Bởi từ góc độ tâm lý, người ta thường thấy hoa lá cành tàn lụi trong nhà sẽ dẫn đến thái độ tiêu cực về sự chết chóc, sa sút. Đều này không có lợi cho tâm lý, khiến con người dễ bi quan, chán bản, bỏ bê công việc và cuộc sống, thiếu nỗ lực khi gặp khó khăn.
Còn trong nhà hoa rực rỡ, cây bừng bừng sức sống sẽ cho người ta cảm giác vui vẻ, hứng khởi, yêu đời hơn. Tinh thần có tốt thì con người mới có năng lượng làm việc, tiến đến thành công và làm đầy túi tiền của mình. Vì vậy, không nên giữ hoa và cây chết trong nhà.
Thớt đũa bị mốc
Việc sử dụng thớt là rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Thớt được sử dụng để thái rau và các loại thực phẩm tươi sống khác. Tuy nhiên, một số loại thớt bằng gỗ hoặc tre có thể dễ dàng bị nứt, vết nứt này rất khó để làm sạch và lâu ngày tiếp xúc với thực phẩm sẽ dễ sinh sôi vi khuẩn.
Sự xuất hiện của nấm mốc cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Những vết nấm mốc này rất độc hại, nếu tiếp tục sử dụng có thể làm nấm mốc, vi khuẩn dính vào thực phẩm, gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, nếu ở nhà có thớt bị nứt, mốc, bạn nên vứt đi và thay thế bằng thớt mới kịp thời để tránh thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Sau khi sử dụng thớt, bạn nên đặt ở nơi thoáng gió, treo hoặc đặt thẳng để giúp thớt khô nhanh hơn và tránh ẩm mốc.
Chúng ta cũng thường sử dụng đũa bằng gỗ, tre... Nếu thấy đũa bị mốc, bạn nên thay đũa mới kịp thời. Đôi đũa chính là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với miệng và thực phẩm, dù ngheo tới mấy cũng nên chú ý tới điều này.
Bàn chải răng cũ
Chuyên gia khuyên nên thay đổi bàn chải đánh răng sau 3-4 tháng sử dụng hoặc thay thường xuyên hơn nếu bạn thường xuyên bị ốm. Khăn lau và bông tắm cũng nên được sử dụng tối đa chỉ trong khoảng 6 tháng.
Nếu sử dụng quá thời gian này, chúng có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Thay thế các vật dụng này định kỳ không chỉ giúp chúng hoạt động tốt nhất mà còn giữ cho sức khỏe của bạn được tốt nhất.