Bảy mươi không mặc
Đối với cuộc sống thời xưa, một người có thể sống tới bảy mươi tuổi quả thực rất hiếm, vì vậy khi sống tới độ tuổi này, chúng ta lại càng phải trân trọng những giây phút đó.
Bảy mươi tuổi không nên ăn diện quá lộng lẫy, không nên mua quần áo mới, giày mới, mũ mới, mà nên mặc những gì mình có ở nhà.
Tiết kiệm tiền mua quần áo cho bản thân để mua thuốc bổ hoặc mua các loại thực phẩm có lợi cho cơ thể con người như thịt bò, thịt cừu, gà, vịt, ngỗng, sữa, mật ong…
Nói cách khác, ở độ tuổi này, hết sức chú ý chăm sóc sức khỏe, chăm sóc thân thể thật tốt, ăn uống điều độ, dung mạo tốt, như vậy cũng có thể đạt được hiệu quả kéo dài tuổi thọ.
Tám mươi không mừng
Người xưa vẫn thường tổ chức sinh nhật lần thứ 60, 70, 90 hoặc 100, vậy tại sao lại kiêng kỵ việc tổ chức sinh nhật lần thứ 80?
Một người đến tám mươi tuổi là đã bước sang tuổi bát tuần, những người ở độ tuổi này rất yếu, có những người già đã phải chống nạng để đi lại, tám mươi tuổi không nên tổ chức sinh nhật.
Bởi vì người xưa rất mê tín, họ thường tin vào một câu nói: “Tám mươi tư, Diêm Vương không mời mà tự đi”. Câu nói này liên quan tới việc một vị Thánh thời xưa là Mạnh Tử đã qua đời ở tuổi 84.
Vì vậy, khi những người lớn tuổi trong gia đình đến tuổi tám mươi, chúng ta không nên tổ chức sinh nhật cho họ, tránh để họ nghĩ ngợi quá nhiều đến mốc tuổi tám mươi tư. Để họ vượt qua giai đoạn thăng trầm này một cách dễ dàng, như không có chuyện gì xảy ra và sống đến chín mươi hoặc một trăm tuổi.
Đây là một câu nói rất hay và ý nghĩa, cũng nói lên được lòng hiếu thảo của người xưa dành cho cha mẹ mình, ai cũng muốn ông bà, cha mẹ của mình sống mãi trên đời và mãi mãi đồng hành cùng con cháu.
Câu ngạn ngữ nông thôn “Bảy mươi không mặc, tám mươi không mừng” rất chí lý, nó răn dạy thế hệ mai sau rằng khi bảy mươi tuổi không nên tiêu xài hoang phí cho việc ăn diện, số tiền tiết kiệm được là dùng để dưỡng thân, để thân thể luôn khỏe mạnh.
Và khi tôi tám mươi tuổi, tôi không nên để con cháu tổ chức sinh nhật lớn cho mình, để tôi có thể thảnh thơi sống đến chín mươi hoặc một trăm tuổi và có thể sống lâu hơn nữa.