Việc đi lại trong thời gian xảy ra dịch bệnh do virut Ebola có an toàn?
Nguy cơ lây nhiễm cho người đi du lịch rất thấp. |
Nguy cơ lây nhiễm cho người đi du lịch rất thấp, do bệnh lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết cơ thể hay các chất bài tiết của người nhiễm bệnh.
Ngay cả người mắc bệnh đi trên máy bay thì theo các chuyên gia, nguy cơ virút lây lan bên trong khoang máy bay cũng không cao như chúng ta vẫn nghĩ. Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch ở Atlanta nói ở những nơi có quá đông người như trung tâm mua sắm thì nguy cơ mới cao.
Những người có nguy cơ mắc phải Ebola
Những người có nguy cơ mắc phải Ebola là những người phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.
Hiện chưa có văcxin phòng bệnh do virus Ebola. |
Đó có thể là: người nhà bệnh nhân, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, người dự tang lễ bệnh nhân và có tiếp xúc trực tiếp với thi thể người nhiễm bệnh, người đi săn tiếp xúc với xác động vật chết do nhiễm Ebola và các cán bộ y tế chăm sóc người bệnh Ebola.
Hiện chưa có văcxin phòng bệnh do virus Ebola. Nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện nay là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới có những khuyến cáo sau:
Tránh mọi tiếp xúc với người mắc bệnh; Cán bộ y tế đi làm việc tại các vùng bị ảnh hưởng cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về phòng chống nhiễm khuẩn;
Nếu bạn đã từng ở những nơi có các trường hợp mắc mới được thông báo, nên theo dõi xem có thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, và đến ngay cơ sở y tế nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bệnh đầu tiên;
Nhân viên chăm sóc y tế cho người du lịch trở về từ các vùng bị ảnh hưởng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự cần cân nhắc khả năng có thể bị mắc bệnh do vi rút Ebola.
Biện pháp phòng tránh
Phòng chống lây nhiễm và hạn chế hay cắt đường lây truyền bệnh. |
Do virus Ebola lây truyền từ người sang người, các biện pháp sau đây có thể được thực hiện để phòng chống lây nhiễm và hạn chế hay cắt đường lây truyền bệnh:
- Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Nếu nghi ngờ một ai đó nhiễm virus Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
- Nếu có ý định chăm sóc bệnh nhân mắc virus Ebola tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm, cách tiêu hủy phương tiện sau khi sử dụng.
- Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.
- Cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola như dơi ăn quả, khỉ, hay vượn... tại khu vực có rừng nhiệt đới.
- Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
- Thịt và tiết của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.
- Người đi du lịch cần tránh mọi tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu từng ở những nơi có các trường hợp mắc mới được thông báo, nên theo dõi xem có thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, và đến ngay cơ sở y tế nếu thấy có các dấu hiệu bệnh đầu tiên.
Hiện chưa có vắc-xin hoặc thuốc điều trị đặc hiệu
Theo một vài báo cáo của WHO thì đang có một vài loại vaccine được thử nghiệm. |
Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên hy vọng bởi theo một vài báo cáo của WHO thì đang có một vài loại vaccine được thử nghiệm, một trong những loại vaccine đó có hiệu quả khá hứa hẹn trên khỉ, và mong liều vắc-xin này sớm có trong tương lai gần.
WHO đã đưa ra thông báo về một trường hợp một người đàn ông dù đã sống sót khỏi căn bệnh quái ác này nhưng vẫn tìm thấy được virus Ebola trong tinh dịch 7 tuần sau khi hồi phục. Điều này giúp khẳng định thêm về tuổi thọ đáng ngạc nhiên của tác nhân gây bệnh chết người này.
Việt Nam đề phòng dịchTừ ngày 1-8, Bộ Y tế đã có công văn về việc tăng cường giám sát phòng chống dịch bệnh do virút Ebola gửi các lãnh đạo tỉnh thành. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đồng loạt triển khai nhiều biện pháp phòng dịch bệnh nguy hiểm này xâm nhập vào VN. Bộ Y tế yêu cầu các lãnh đạo cần chỉ đạo sở y tế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu để giám sát chặt người nhập cảnh, nhất là từ các quốc gia có dịch bệnh. Đồng thời thực hiện tốt việc giám sát tại cộng đồng và cơ sở y tế. Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do virút Ebola và có tiền sử đi về từ vùng có dịch trong 21 ngày, cần thực hiện ngay cách ly và lấy mẫu gửi xét nghiệm. |