Dùng điện thoại bị... ung thư

14:35, Chủ nhật 03/08/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Có khối u ở trung tâm vú nơi họ để thường xuyên để điện thoại và kéo dài thói quen đó trong 10 năm. “Những trường hợp này đều hình thành khối u vú với hình dạng kích thước giống với vùng điện thoại được đặt vào.

Sức khỏe, làm mẹ, điện thoại, ung thư, khoa học, công nghệ, mầm bệnh, trị bệnh, chữa bệnh
Điện thoại di động là sản phẩm khoa học công nghệ viễn thông cao trong thời đại thông tin.

Điện thoại di động là sản phẩm khoa học công nghệ viễn thông cao trong thời đại thông tin. Ngày nay điện thoại di động đã đi vào mọi lĩnh vực công tác và đời sống của chúng ta, là vật bất ly thân của nhiều người do tính tiện lợi và hiệu quả trong công việc. 

Nhưng lạm dụng điện thoại di động có thể đem lại những tác động xấu không thể xem thường đối với sức khỏe của con người. Khi sử dụng, điện thoại di động sẽ nhận và phát tín hiệu thông qua sóng điện từ cao tần. 

Sóng bức xạ của điện thoại di động không những gây tổn hại cho thần kinh, máu, hệ thống miễn dịch và mắt của chúng ta, mà còn ảnh hưởng tới hệ sinh dục và sự trưởng thành phôi thai. Vì vậy, sử dụng điện thoại di động một cách đúng đắn là điều cực kỳ quan trọng. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người vẫn có một số sai lầm khi sử dụng điện thoại di động, làm tăng thêm tác hại của nó đối với con người.

Đeo điện thoại ở ngực

Sức khỏe, làm mẹ, điện thoại, ung thư, khoa học, công nghệ, mầm bệnh, trị bệnh, chữa bệnh
Bị ung thư khi dùng điện thoại không đúng cách.

Devra Davis, Chủ tịch và nhà sáng lập Tổ chức phi lợi nhuận Vì sức khỏe môi trường (Environmental Health Trust – EHT) đã đưa ra 7 trường hợp nữ có khối u ở trung tâm vú nơi họ để thường xuyên để điện thoại và kéo dài thói quen đó trong 10 năm.

“Những trường hợp này đều hình thành khối u vú với hình dạng kích thước giống với vùng điện thoại được đặt vào. Điển hình là, ung thư vú xuất hiện ở góc phần tư phía trên, không phải là ở trung tâm ngực. Không ai trong số các bệnh nhân biết đến sự đột biến của ung thư vú. 

Vị trí, độ lớn, và ít dấu hiệu nhận biết ung thư chính là những vấn đề đáng quan tâm”, bà cho biết. Đối với nam giới, việc để điện thoại trong túi ngực cũng hoàn toàn có nguy cơ mắc ung thư. Vì vậy để an toàn cần:

- Để điện thoại của bạn trong bao (thắt ở lưng) hoặc trong ví. Đọc những mục cảnh báo an toàn trong hướng dẫn sử dụng nhà sản xuất.

- Khi mua điện thoại. Cần tìm hiểu về chỉ số hấp thụ (SAR) - chỉ số đo tỷ lệ hấp thụ năng lượng sóng điện thoại (RF) bởi cơ thể. Ủy Ban Truyền thông Liên bang đã đặt ra mức giới hạn tiếp xúc an toàn cho năng lượng RF từ điện thoại: 1 mức độ SAR tương ứng với 1.6W / kg.

- Tắt điện thoại của bạn, thậm chí ngay cả khi bạn không sử dụng thì điện thoại vẫn phát phóng xạ nếu ở chế độ bật.

- Chú ý tới những khu vực sóng yếu. Điện thoại được lập trình thực hiện chức năng phức tạp nên sẽ phát nhiều phóng xạ hơn khi nguồn năng lượng của nó bị giới hạn.

- Nếu bạn nhìn thấy vùng da ngực đỏ và không có dấu hiệu chấm dứt cần lập tức kiểm tra bởi bác sĩ.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link