Cách trồng cây lộc vừng giúp chiêu tài hút lộc mà nhiều người chưa biết

12:03, Thứ sáu 24/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Lộc vừng là cây cảnh phổ biến ở Việt Nam và cũng là cây cảnh phong thủy tốt lành giúp chiêu tài hút lộc.

Cây lộc vừng là cây cảnh được trồng phổ biến trên toàn Việt Nam. Cây lộc vừng trong quan niệm dân gian và phong thủy là cây tốt lành, mang nhiều tài lộc cho gia chủ. Cây lộc vừng đổ lá vào mùa xuân, chúng biến sắc đỏ vàng rất thơ mộng. 

Lộc vừng có những tràng hoa dài rủ xuống mang vẻ đẹp thơ mộng, như những chiếc rèm hoa lãng mạn. Lộc vừng được cho là cây phong thủy mang ý nghĩa tài lộc, gọi may mắn. Cây lộc vừng có vẻ đẹp tốt lành và rực rỡ. Lộc vừng có loại hoa trắng hoa đỏ nhưng cây hoa đỏ được trồng phổ biến hơn. 

Cây lộc vừng là cây cảnh phong thủy tốt lành

Cây lộc vừng là cây cảnh phong thủy tốt lành

Cây lộc vừng xét về phong thủy là biểu trưng cho cây cảnh chiêu tài hút lộc. Trồng lộc vừng được cho là giúp gia chủ gặp nhiều mắn thuận lợi, phát tài làm ăn. Cây lộc vừng cũng là cây cảnh có thể sống lâu năm nên biểu trưng cho sự trường tồn hưng thịnh của gia đình, là cây mang biểu trưng của phúc thọ lộc lâu dài. 

Người xưa trồng lộc vừng gửi gắm ước nguyện gia đình giàu có sung túc, gặp nhiều tài lộc. Những tràng hoa lộc vừng thả dáng dài rủ xuống vừa đẹp vừa rực rỡ mang lại sự vui tươi không khí trong lành trong gia đình. Hoa lộc vừng còn là biểu tượng cho tình yêu hôn nhân tốt đẹp. 

Lưu ý khi trồng lộc vừng để chiêu tài hút lộc

Cây lộc vừng là cây cảnh ưa sáng do đó trồng cây lộc vừng nên trồng trước nhà. Nếu nhà có đất rộng thì nên trồng cây lộc vừng xuống đất, nếu không thì bạn nên trồng dạng bonsai lộc vừng.

Tránh không trồng cây lộc vừng sau nhà, vì như vậy sẽ không tốt cho phong thủy. Đó là bởi người xưa cho rằng tài lộc và may mắn thì phải đón phía trước không đón cửa sau.

Trồng cây lộc vừng phong thủy

Trồng cây lộc vừng phong thủy

Khi trồng lộc vừng ngoài sân vườn phải chú ý chúng có thể thành cây to lớn, sẽ chắn lối đi lại nên cần phải tránh lối đi, tránh để cây tạo thành thế độc thụ và cây to chắn sáng vào nhà. 

Tránh trồng cây lộc vừng gần tường nhà vì có thể làm bục tường, hỏng tường. Rễ lộc vừng phát triển mạnh có thể làm ảnh hưởng tới kết cấu của bờ tường. 

Tránh trồng cây lộc vừng ở vị trí giữa cửa đi lại, chắn lối đi chắn cửa nhà vì như thế cản luồng khí trong nhà lưu thông, giảm dương khí và chặn cửa thần tài. 

Cây lộc vừng có thể phát triển thành dạng cây ao to không nên trồng bên phải nhà chắn lối ngôi nhà hay cao lớn hơn cây khác tạo thế độc thụ gây điềm báo mẹ góa con côi, không tốt cho phong thủy. 

Khi trồng cây lộc vừng làm cảnh trong chậu hoặc dạng bonsai thì có thể trồng ở cạnh lối đi nhưng cũng phải chú ý tránh cản đường đi lại.

Trồng lộc vừng nên chú ý quy luật phong thủy tả thanh long, hữu bạch hổ để sắp xếp hợp lý với các cây cảnh khác trong nhà. Do đó bạn nên trồng cây lộc vừng phía bên trái thay vì phía phải, tính theo hướng đứng từ trong nhà nhìn ra. Cây lộc vừng cao lớn, trồng bên phải khiến mất cân bằng thanh long, bạch hổ. 

- Trồng lộc vừng để chiêu tài hút lộc thì người xưa thường trồng thành bộ tam đa cùng với cây sung và cây vạn tuế để thể hiện sự vững vàng kiềng 3 chân phúc- lộc- thọ.

* Thông tin mang tính tham khảo

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên