Cảnh báo: Trẻ 4 tháng tuổi tử vong khi tự bú bình

16:26, Thứ tư 28/02/2018

( PHUNUTODAY ) - Cảnh báo: Trẻ 4 tháng tuổi tử vong khi tự bú bình chỉ vì cha mẹ không để ý trong vài phút trong khi con tự bú bình.

bu-binh

Bé Alex Masters, 4 tháng tuổi đến từ Anh đã ra đi vì ngạt thở khi đang bú sữa bằng bình. Vào thời điểm đó, người mẹ đỡ đầu Claire Sawyer đang trông bé.

Sau khi trông Alex suốt đêm, Claire tỉnh dậy và nghe thấy tiếng khóc của Alex. Claire đã đưa Alex nằm vào ghế xe ô tô và đặt một bình sữa vào miệng bé rồi lấy chăn kê ở dưới cho sữa chảy vào miệng dễ dàng.

Nhưng trong khi chờ đợi, Clarie đã ngủ thiếp trên ghế sofa lúc nào không biết vì quá mệt. Sau khi tỉnh dậy, cô thấy đôi môi của Alex đã trở nên tím tái và lạnh ngắt.

Bé Alex đã qua đời tại bệnh viện Lincoln County sau rất nhiều nỗ lực cấp cứu hồi sức. Thời điểm đó, bệnh viện Lincoln vẫn không thể kết luận nguyên nhân gây ra cái chết vì không có bằng chứng nào xác thực.

Cho đến gần đây, các nhà nghiên cứu tại trung tâm Cathedral Lincoln đã xác định được nguyên nhân gây tử vong là ngạt thở do sữa, đây cũng là lý do khiến câu chuyện này lại một lần nữa gây chú ý mặc dù nó đã xảy ra từ năm 2015.

Cách cho con bú bình đúng:

Cho trẻ bú bình thế nào cho đúng

Hãy đảm bảo tư thế ngồi của bạn thật thoải mái. Bạn bế trẻ trong lòng theo tư thế dốc, để đầu trẻ luôn cao hơn so với phần cơ thể còn lại. Tuyệt đối không cho trẻ bú bình khi đang nằm dù nằm nghiêng hay nằm ngửa vì trẻ có thể bị nuốt vào quá nhiều hơi hoặc bị sặc sữa.

Giữ đầu trẻ để trẻ có thể thở và mút sữa thoải mái. Quệt nhè nhẹ núm bình lên môi trẻ để trẻ tự giác há miệng và tự mút núm vú. Không nên nhét trực tiếp núm bình vào mồm bé khi bé chưa sẵn sàng.

Không nên cho bú khi bé quấy khóc hoặc ngừng ngay nếu bé đang quấy khóc và vặn vẹo quá nhiều vì như thế bé có thể nuốt cả hơi trong khi bú gây trào ngược dạ dày.

Luôn giữ cho núm vú đầy sữa trong khi trẻ bú bình Khi cho trẻ bú bình, luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa, nếu không con bạn có thể sẽ nuốt phải hơi, khiến trẻ rất dễ bị nôn, trớ. Không nên để bình sữa nằm ngang, sẽ khiến núm vú không được đổ đầy sữa khiến trẻ bú phải hơi trong bình. Nếu núm vú bị bẹp trong khi con bú, hãy nhẹ nhàng chọc một ngón tay sạch vào góc miệng của bé để bé có thể bú tiếp được.

Vỗ ợ hơi cho trẻ

Đôi khi con cần dừng lại một chút trong khí bú và có thể cần được vỗ ợ hơi, đặc biệt nếu bạn thấy con đang bú mà trở nên khó chịu hay quấy khóc, hãy dừng cho trẻ bú và vỗ ợ hơi cho con trước khi tiếp tục cho con ăn.

Khi con nhả núm vú ra và biểu hiện đã bú no, bế trẻ thẳng lưng, ngực áp vào một bên ngực của bố hoặc mẹ, mặt tựa vào hõm vai bố hoặc mẹ và nhẹ nhàng vỗ lưng để trẻ ợ hơi. Có thể con sẽ trớ ra một ít sữa, nếu con trớ ra quá nhiều hoặc nôn thành vòi rồng, hãy vệ sinh mũi và miệng cho trẻ thật sạch sẽ sau khi trẻ nôn xong.

Không nên bắt trẻ tiếp tục bú sau khi nôn, trớ xong trừ khi con có biểu hiện muốn bú thêm. Hãy kiểm tra xem lỗ ở trên núm bình có quá to hay không, sữa chảy vào miệng trẻ quá nhiều và quá nhanh cũng có thể gây ra nôn, trớ.

Sau khi vỗ ợ hơi cho trẻ xong, hãy bế con thẳng lưng thêm một lúc nữa rồi mới đặt con xuống, cũng không đung đưa, rung lắc hay đùa giỡn với trẻ . Hãy đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao khoảng 15 phút trước khi cho bỏ gối ra và để con nằm các tư thế khác.

Đừng để con lại một mình

Không bao giờ được để con một mình nằm bú với một bình sữa dựng đứng vì nó có thể khiến trẻ bị sặc sữa. Sau khi cho con bú xong, hãy luôn để ý tới các biểu hiện của trẻ.

Hãy tham gia một khóa học sơ cấp cứu cơ bản để biết bạn nên làm gì trong các trường hợp con bị sặc, hóc và ngừng thở tạm thời.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc