“Cầu khuyết, tiếc phúc” là điều duy nhất con người mong đắc được

09:57, Thứ ba 12/03/2019

( PHUNUTODAY ) - Khi người ta không tranh giành với thiên hạ, thì thiên hạ không thể tước đoạt điều gì từ họ.

Giữ cho đầy không bằng dừng lại hợp thời

Nguyên văn câu này trong Hán ngữ là: “Trì nhi doanh chi, bất như kỳ dĩ”. Diễn nghĩa là: Nếu nắm giữ quá nhiều vật ngoại thân, lo đắc được, được rồi lại lo mất, thì thà được mất thuận theo tự nhiên.

Lão Tử cho rằng công danh phú quý cao thấp nên thuận theo tự nhiên, từ xưa đến nay, chẳng có công danh nào mà không lụi tàn, cũng không có phú quý nào mà không cạn kiệt. Con người ta từ nghèo hèn mà nổi lên, rồi lại từ phú quý mà sa xuống. Công danh phú quý, giống như vạn sự vạn vật, đều có chu kỳ thịnh suy, không nên cưỡng cầu.

“Giữ cho đầy” là nói về khả năng hàm chứa. Rót nước nhiều hơn sức chứa của lòng bát thì tự nhiên sẽ tràn ra ngoài. Một người muốn sở hữu nhiều giá trị, thì trước tiên phải mở rộng sự bao dung của mình. Bao dung rộng lớn thì cũng sẽ tích tụ được nhiều.

lang-nghe-1

Sắc sảo bén nhọn không giữ được lâu dài

Nguyên văn Hán ngữ: “Chùy nhi nhuệ chi, bất khả trường bảo”. Diễn nghĩa là: Hiển lộ quá sắc sảo, bén nhọn thì khó mà giữ lâu dài được.

Nếu “giữ cho đầy” là nói về sự hàm chứa rộng lớn, thì “sắc sảo bén nhọn” là nói về mức độ hiển lộ. Công danh tài sản hễ quá nhiều thì ắt sẽ hiển lộ trên tột đỉnh, dễ trở thành đích ngắm của thiên hạ. Con người dẫu hiển lộ thành đạt đến đến đỉnh cao nào thì cũng không thể quá trời, sức hàm chứa dẫu rộng lớn bao dung đến đâu thì cũng không thể hơn đất được.

Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Tăng Quốc Phiên nổi tiếng là một người bao dung. Ông dùng 12 năm đánh được Nam Kinh, sau đó được phong Hầu tước, Tể tướng và ghi danh “thiên hạ đệ nhất công”. Nhưng ông đã khiêm nhường thoái thác, đem hết công lao quy về Hoàng đế Hàm Phong và Hoàng Thái hậu cùng Tiểu Hoàng đế đương thời. Ông hạ mình từ đỉnh cao phú quý xuống, đồng thời giữ khoảng cách an toàn với Hoàng đế, Hoàng Thái hậu, tránh bị hoạ lây khi triều đình suy vong.

Dùng phúc đức cải lại tướng số

Không đố kỵ

Thay vì đố kỵ, ghen ghét với người khác, bạn nên ngưỡng mộ họ và biết phấn đấu để hoàn thiện bản thân. Người luôn đố kỵ với người khác, trong thâm tâm khó mà thanh thản, cuộc sống lắm ưu phiền. Ghen ghét với người khác là tự rước vào mình những điều tiếng, thị phi của người đời. Cuộc sống sẽ không được yên ấm, vui vẻ.

a16_MMAR

Không sát sinh

Đó là việc làm tích được nhiều công đức nhất. Theo lời Phật dạy, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, những con vật nhỏ bé nhất cũng có điều đó. Nhưng vì kiếp trước nghiệp chướng của họ nặng nề nên kiếp này phải mang thân hình khác người. Hiểu được điều đó, chúng ta nên tránh sát sinh, hại vật. Làm được điều này, người phụ nữ sẽ có được cuộc sống khỏe mạnh, không bệnh tật, sống thọ về sau.

Tích đức từ lời nói

Trong cuộc sống hàng ngày, cần thể hiện sự khoan dung độ lượng của mình đối với mọi người. Dù người khác có lỗi cũng lựa lời mà nói, không được dùng từ đay nghiến, xúc phạm hay làm tổn thương đến người khác. Trước khi nói bất cứ điều gì cũng cần phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng. Biết nói lời hay ý đẹp sẽ tạo phúc đức cho cuộc đời của người phụ nữ. Trong cuộc sống thường gặp điều lành, được nhiều người quý mến.

Tích đức từ tính cách khiêm nhượng

Người xưa nói: Người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch. Tránh khoe khoang tài năng của mình mọi lúc mọi nơi. Buông bỏ kiêu căng, giảm bớt tự kỷ. Không nên ở trước mặt người đang thất ý mà đàm luận về đắc ý của mình. Làm người, trước là đừng khoa trương tùy tiện, sau đừng đắc ý, nên khiêm nhượng một chút.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Minh Ngọc