Cách chăm sóc và tưới cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ là loại cây không yêu cầu quá cao về nước nên bạn không cần phải tưới nước quá thường xuyên hay cấp nước cho chúng nhiều lần trong ngày. Vì vậy, bạn chỉ nên tưới lưỡi hổ khi phần đất phía trên đã khô và có thể kiểm tra bằng cách cho ngón tay vào chậu để xem đất có ẩm hay không.
Ngoài ra, cách tưới cây lưỡi hổ tối ưu nhất chính là tưới vào phần gốc và xung quanh rìa chậu. Tuyệt đối là không tưới vào giữa cụm lá hoặc thân cây để tránh tình trạng thối úng và làm chết cây. Nếu lỡ tưới vào các phần này, hãy nhanh chóng lau khô bằng khăn giấy để tránh các hậu quả không mong muốn. Lưu ý là khi tưới, bạn không nên tưới quá nhiều hoặc quá sâu và chỉ nên ước lượng phần đất tưới dày khoảng 2.5 cm là hợp lý.
Dầu thải từ máy hút mùi
Có lẽ nhiều người không tin dầu thải từ máy hút mùi có thể dùng để trồng hoa, nhưng trên thực tế đây là một trong những “món khoái khẩu” của cây lưỡi hổ. Dầu thải được máy hút mùi hút vào trong quá trình nấu nướng chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sự phát triển của cây trồng.
Sau khi lấy dầu thải từ máy hút mùi ra, bạn nên thêm nước để pha loãng dầu rồi từ từ đổ vào chậu hoa. Loại phân bón dinh dưỡng này chỉ nên cho lưỡi hổ “ăn” nửa tháng một lần, chưa đầy một tháng sau bạn có thể nhìn thấy những chồi non mọc lên.
Nước vo gạo
Với những người trồng hoa, nước vo gạo là bảo bối vừa giúp đất không bị nén chặt, vừa giúp cây phát triển tươi tốt. Lưỡi hổ cũng rất thích uống loại nước này, nhưng nước vo gạo chỉ được sử dụng sau khi lên men, nếu không sẽ làm cháy rễ hoa.
Không nên dùng nước vo gạo quá nhiều, khoảng 10-15 ngày tưới một lần là được kẻo cây bị thừa dinh dưỡng, vàng lá. Một thời gian sau, chồi non của cây lưỡi hổ sẽ mọc lên vỡ chậu. Không chỉ vậy, lá cây còn bóng mượt hơn, đường vân trên lá rõ nét hơn.
Đậu nành
Đậu nành chứa rất nhiều protein, sử dụng thường xuyên có thể khiến cây lưỡi hổ phát triển mạnh mẽ, chồi non mọc lên tua tủa. Phương pháp sử dụng đậu nành tương đối đơn giản, bước đầu tiên bạn hãy cho đậu nành vào nồi luộc chín.
Tiếp theo, đào vài lỗ nhỏ trong chậu hoa rồi cho đậu nành đã luộc chín vào các lỗ nhỏ đó, lấp đất lại. Sau một thời gian, các hạt đậu nành sẽ lên men từ từ, giải phóng chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể dùng bã đậu nành lên men để tưới cây, hiệu quả mang lại cũng rất tốt. Bã đậu nành đem hòa cùng một chút nước, bỏ vào thùng kín và để nơi thoáng mát, 20 ngày sau khi đã lên men thì đem pha loãng với nước rồi tới cho cây là được.
Những lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà
Ánh sáng cho cây đây là loại cây ưa nóng và chịu rét rất kém. Cây sẽ phát triển khoẻ mạnh ở trong nhà hay nơi có bóng râm.
Lưỡi hổ là loại cây không kén đất, có thể sống với mọi loại đất từ đất khô cằn đến đất pha cát, sỏi. Để tăng sự phát triển tốt cho cây ta nên trồng ở đất có độ kiềm cao.
Cây lưỡi hổ không cần tưới quá nhiều nước vì dễ bị úng nước, cần hạn chế tưới nước và lưu ý đến độ thoát nước của đất.''
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Ngoài giá trị thẩm mĩ, lưỡi hổ cũng mang lại cho gia chủ nhiều tài lộc và may mắn cũng như giúp xua đi những điềm xấu cho gia đình.
Lưỡi hổ với vẻ ngoài rắn rỏi và sức sống mãnh liệt còn thể hiện sức mạnh, nỗ lực và ý chí không ngừng tiến lên của cá nhân.
Trong kinh doanh và cuộc sống hằng ngày, lưỡi hổ được xem như là một món quà phong thủy với lời chúc phát tài, đoàn kết và may mắn.
Cây lưỡi hổ hợp tuổi nào?
Theo phong thủy, người tuổi Ngọ sẽ gặp nhiều may mắn hơn nếu trồng cây lưỡi hổ trong nhà mình. Lưỡi hổ sẽ giúp những người tuổi ngọ xua tan những điều không tốt, đẩy lùi điềm xấu và mang lại nhiều may mắn.
Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?
Với hình dạng lưỡi dao, lá xanh viền vàng, lưỡi hợp rất phù hợp với người có mệnh Kim và mệnh Thổ. Với màu sắc bản mệnh là xanh và vàng khi kết hợp với cây lưỡi hổ sẽ giúp bổ xung yếu tố phong thủy cho 2 mệnh này. Trồng cây lưỡi hổ giúp họ tạo được vận thế tốt, công việc thuận lợi và cuộc sống thành công.