Bé đi ngoài phân đen biểu hiện của bệnh gì, phải làm sao?

( PHUNUTODAY ) - Bé đi ngoài phân đen là biểu hiện của bệnh gì và có sao không là câu hỏi của không ít phụ huynh. Bởi vậy, chúng tôi đã tổng hợp câu trả lời dưới bài viết này.

Tìm hiểu, chuẩn đoán bệnh qua màu phân của bé

Trẻ bú sữa mẹ: Phân màu xanh đậm, vàng sang màu vàng-xanh, phân có hạt “hoa cà hoa cải” là đặc trưng với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Nếu trẻ bú mẹ đi ngoài phân có màu xanh sáng và bọt, hơi lỏng và nhớt như tảo biển chứng tỏ mẹ đã cho con bú quá nhiều sữa đầu loại sữa ít calo và các chất dinh dưỡng. Để khắc phục điều này, mẹ cần cho trẻ bú lâu hơn, bú hết mỗi bên ngực để trẻ có thể ăn được sữa cuối. Ngoài ra trước khi cho con “ti” mẹ có thể vắt bớt tầm 10ml sữa đầu.

Đối với trẻ bú sữa công thức: Phân của bé có màu nâu trung bình, vàng nâu hay xanh nâu. Lý do là vì khi bú sữa bột trẻ sơ sinh có thể tạo ra phân có ánh màu nâu và nhão. Mùi phân của trẻ cũng sẽ khó chịu hơn phân của bé bú mẹ nhưng không bằng phân của trẻ đã ăn dặm. Mẹ hoàn toàn có thể nhận ra sự khác biệt này.

2
Phân nói lên tình trạng sức khỏe của trẻ

Khi trẻ chuyển sang ăn dặm: phân sẽ có màu nâu tối.

Phân đen: Nếu mẹ cho con bổ sung sắt, phân của bé có thể chuyển từ màu xanh đậm sang đen nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Chỉ khi mẹ không cho con bổ sung sắt mà phân của bé vẫn có màu đen thì mới cần hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng.

Phân màu da cam: xuất hiện khi thức ăn không tiêu hóa được pha trộn với nhau.

Phân có nhiều màu sắc và khối: Một số loại thức ăn không tiêu hóa được trong ruột của bé có thể “ra ngoài” với nguyên hình dạng và màu săc. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày thường không hấp thụ hoàn toàn lượng thức ăn bé ăn vào. Mẹ nên giảm khẩu phần ăn cho con để tránh hại dạ dày sau này.

Phân dính màu đỏ: Khi đã loại trừ khả năng mẹ cho con ăn các loại thực phẩm có màu đỏ như canh rau dền, củ cải đỏ hay dưa hấu, cà chua….mà phân của bé vẫn có màu đỏ. Đó có thể là dấu hiệu con đi tiêu ra máu.

Nếu phân bình thường dính máu đỏ tươi: bé có thể gặp rắc rối với việc tiêu hóa protein sữa.
Phân táo bón dính máu: thường do một ít máu chảy trong hậu môn hay trĩ nhỏ
- Phân tiêu chảy dính máu có thể chỉ ra một nhiễm trùng do vi khuẩn
- Phân của bé bú sữa mẹ có máu màu đen thẫm như hạt vừng: Có thể bé đã nuốt phải máu của mẹ khi mẹ đang bị nứt hay chảy máu đầu ti. Máu này đã được tiêu hóa nên chuyển sang màu đen hoặc đỏ thẫm.

Trường hợp báo động: Trong trường hợp mẹ thấy trẻ đi tiêu phân hoàn toàn máu đen, hay đỏ toàn bộ, hãy lập tức liên hệ với bác sĩ bởi đây là những dấu hiệu cho thấy các vấn đề nghiêm trọng về đường ruột. Hay nếu phân có màu trắng bợt như đất sét, trẻ rất có thể đang mắc các bệnh về gan hoặc túi mật.

Nguyên nhân bé đi ngoài phân đen

– Nếu là phân của trẻ “sản xuất” lần đầu tiên, vài ngày sau khi bé chào đời, đây là hiện tượng bình thường.

– Nếu mẹ đang cho con bú và hai núm vú của mẹ bị nứt, chảy máu, những đốm đen rải rác trong phân của bé có thể là kết quả của việc bé nhai và tiêu hóa phải máu của mẹ. Mẹ cần phải điều trị ngay vết thương ở núm vú để khắc phục tình trạng này.

– Phân đen còn có thể do bé hấp thụ quá nhiều sắt (giống trường hợp phân xanh đậm vì đôi khi màu xanh tối thẫm quá, nhìn giống màu đen)

1
Đi ngoài phân đen có thể hệ tiêu hóa của bé đang gặp nguy

– Nếu phân bé có màu đen và rắn, bé có thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng, hệ tiêu hóa của bé đang có chỗ nào đó bị chảy máu, cần đưa bé đi khám bác sĩ gấp.

Bé đi ngoài phân đen phải làm sao?

Sau khi đã tìm hiểu dấu hiệu và tìm ra được nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi ngoài phân đen ở trẻ thì các bậc phụ huy rất dễ có hướng điều trị. Tuy nhiên theo lời khuyên của các sỹ, khi phân của trẻ có sự thay đổi màu sắc, mùi thì nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ để điều trị kịp thời, đặc biệt không nên tự ý mua thuốc cho con uống nếu không có ý kiến tham khảo của bác sỹ.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn