Chảo mất hết lớp chống dính đừng vứt đi: Nhỏ vài giọt này vào, chảo phục hồi như mới, không còn lo dính

23:34, Thứ sáu 22/03/2024

( PHUNUTODAY ) - Phục hồi lớp chống dính bằng sữa tươi là một trong những cách vô cùng hiệu quả lại tiết kiệm tối đa chi phí.

Cách phục hồi lớp chống dính

Phục hồi lớp chống dính bằng sữa tươi là một trong những cách vô cùng hiệu quả lại tiết kiệm tối đa chi phí. Trong sữa có chứa một dạng Protein là Casein, khi ở nhiệt độ cao chất này sẽ kết nối lại với nhau tạo thành một lớp phủ trên bề mặt chảo. Nhờ đó phục hồi khả năng chống dính nhanh chóng.

Bước 1: Đầu tiên bạn cho lượng sữa vừa đủ để lấp đầy hết phần lòng chảo (sữa tươi không đường hoặc có đường đều được).

Bước 2: Tiếp theo bạn bật bếp và đun sôi sữa trong chảo trong khoảng 5 phút ở nhiệt độ vừa, không nên dùng lửa quá lớn khiến sữa bị tràn ra ngoài gây mất vệ sinh.

Phục hồi lớp chống dính bằng sữa tươi là một trong những cách vô cùng hiệu quả

Phục hồi lớp chống dính bằng sữa tươi là một trong những cách vô cùng hiệu quả

Bước 3: Sau khi đun sôi xong, bạn tắt bếp và đổ hết lượng sữa còn lại đi rồi vệ sinh sạch sẽ để chảo không còn bám mùi sữa.

Bước 4: Để kiểm tra lớp chống dính đã được phục hồi chưa bạn hãy cho quả trứng vào chiên thử. Nếu trứng được lật dễ dàng không bị dính vào chảo bạn có thể an tâm dùng tiếp mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách khác để phục hồi chảo chống dính:

Chuẩn bị:

1 củ khoai tây

1 ít muối ăn

Cách thực hiện

Bước 1

Bạn tiến hành gọt sạch phần vỏ của củ khoai tây, rửa sạch để ráo rồi cắt làm đôi.

Bước 2

Rắc một ít muối ăn lên trên mặt cắt của nửa củ khoai tây rồi chà mặt đó vào mặt chảo chống dính để làm sạch chảo. Nửa củ còn lại thì bạn dùng để chà vào đáy chảo hay những vị trí lớp chống dính bị bong tróc, sau đó rửa chảo lại bằng nước sạch và lau khô.

Đối với những chiếc chảo dùng lâu ngày bị mất lớp chống dính, bên trong sẽ dễ bị bám thức ăn hơn và xuất hiện gỉ sét sau rửa. Khi đó, bạn có thể dùng khoai tây để làm sạch hết lớp gỉ sét bên ngoài chảo, do củ khoai tây có chứa nhiều hợp chất axit có thể làm sạch.

Bên cạnh đó, đa số người ta thường dùng Teflon để tráng lên mặt chảo để chống dính, mà trong khoai tây lại chứa nhiều riboflavin, folate,... đây là những chất có thể kết hợp với nhau tạo thành Teflon. Chính vì lý do đó mà bạn có thể thử dùng khoai tây để phục hồi lại lớp chống dính cho chảo.

Cách phục hồi chảo chống dính bằng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa kết hợp với muối ăn cùng là một cách hữu hiệu vừa giúp làm sạch, vừa giúp phục hồi khả năng chống dính của chảo. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Sử dụng dầu dừa kết hợp với muối ăn cùng là một cách hữu hiệu

Sử dụng dầu dừa kết hợp với muối ăn cùng là một cách hữu hiệu

Vật dụng cần có

1 muỗng canh dầu dừa

Muối ăn

Khăn giấy

Cách thực hiện

Bước 1

Bắc chảo lên bếp, bạn cho 1 muỗng canh dầu dừa vào chảo đun nóng rồi tráng đều.

Bước 2

Để dầu sôi trong khoảng 2-3 phút thì bạn đổ bỏ dầu ra, rắc muối ăn lên trên sao cho phủ kín mặt chảo.

Bước 3

Dùng khăn giấy chà lên bề mặt chảo cùng với muối vài vòng, sau đó đổ hết muối ra. Tiếp tục bạn dùng tờ khăn giấy khác lau sạch hết muối và dầu trong chảo.

Lưu ý: Những mẹo giúp phục hồi chảo chống dính trên đây chỉ có tác dụng được một thời gian ngắn, sau vài lần sử dụng thì khả năng chống dính sẽ suy giảm và bạn có thể thực hiện lại các cách trên.

Một số lưu ý khi sử dụng chảo chống dính

Để duy trì độ bền, chất lượng như mới của chảo đồng thời hạn chế nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Nhiều gia đình trước khi nấu thường hong khô chảo bằng cách để chảo trống, cách làm này sẽ giúp chảo đạt nóng nhanh nhưng làm tăng nguy cơ thải ra các khí độc từ teflon. Do đó, trước khi nấu hãy lau khô và cho thêm chất lỏng chẳng hạn như dầu hoặc thức ăn bất kỳ lên chảo.

Khi nấu ăn hạn chế nấu ở nhiệt độ cao như nướng bởi điều này đồng nghĩa cho teflon có thể phân hủy dễ dàng.

Hãy đảm bảo quạt thông gió và cửa sổ được mở hoàn toàn để đẩy tất cả khói khi nấu ăn ra ngoài.

Tuyệt đối không dùng các vật nhọn bằng kim loại để xào, nấu thức ăn thay vào đó bạn nên dùng dụng cụ có chất liệu từ gỗ, silicon để duy trì độ bền cho chảo.

Lớp phủ chảo chống dính khá mỏng nên khi vệ sinh cần chú ý sử dụng các miếng bọt mềm để tẩy rửa, hạn chế miếng chùi rửa bằng kim loại.

Các tiêu chí chọn chảo chống dính loại nào tốt

Chất liệu của lớp chống dính

Đây chính là một tiêu chí vô cùng quan trọng khi chọn mua chảo chống dính. Vì chất liệu của lớp chống dính này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng và độ bền của chảo.

Khách hàng nên tìm những sản phẩm có lớp chống dính được làm từ vân đá (được cấu tạo bởi nhiều lớp chống dính bằng đá hoa cương phủ lên nhau). Ngoài ra, người dùng còn có thể cân nhắc đến lớp chống dính Ceramic (được cấu thành từ gốm Ceramic với tiêu chuẩn kỹ thuật vượt trội).

Người tiêu dùng còn có thể dễ dàng bắt gặp các lớp chống dính khác như sơn chống dính chịu nhiệt, gốm, đá hoa cương… Tuy nhiên, lớp chống dính Ceramic và vân đá được xem là 2 dòng sản phẩm bền bỉ nhất khi sử dụng chảo.

Chất liệu của chảo

Thị trường chảo chống dính hiện nay rất đa dạng về mẫu mã và chất lượng. Đa số các sản phẩm trên thị trường được làm từ gang, đồng hoặc thép không gỉ.Bạn có thể dựa vào hoàn cảnh cũng như nhu cầu của gia đình mà tìm mua loại chảo có chất liệu phù hợp, ví dụ:

- Những loại chảo được làm bằng gang có khả năng giữ nhiệt tốt.

- Những loại chảo nhôm bọc sứ có thể phân bố đều nhiệt nhưng độ chống dính lại không cao.

Inox (thép không gỉ) và hợp kim nhôm là hai loại được sử dụng khá phổ biến. Đặc biệt, ở những loại chảo làm từ inox 304 sẽ có độ bền cao hơn và an toàn cho sức khỏe của người dùng. Vì đây là chất liệu không xảy ra phản ứng với các chất có trong thực phẩm khi nấu nướng.

Cấu tạo phần đáy chảo

Phần đáy của chảo chống dính thường được thiết kế Theo 3 dạng chính: đáy đúc nguyên khối, đáy liền và đáy gắn, tương tự cho các loại chảo chống dính bếp từ.

- Loại chảo đáy đúc nguyên khối có giá thành khá cao, bù lại, chảo có kiểu dáng sang trọng hơn và khả năng bắt từ nhanh. Đồng thời, với thiết kế này chảo cũng sẽ được sử dụng bền bỉ hơn.

- Chảo có đáy liền thiết kế sẽ không được sang trọng như đáy đúc nguyên chất, trọng lượng cũng nặng hơn. Tuy nhiên, loại chảo này được đánh giá cao về khả năng truyền nhiệt và giữ nhiệt tốt. Chảo chống dính đáy liền thường xuất hiện ở các loại chảo inox.

- Chảo có đáy gắn là loại được bán phổ biến nhất trên thị trường. Đáy chảo được hàn vào phần thân chảo. Loại này thường có giá rẻ nhưng độ bền thấp, dễ bị biến dạng trong khi sử dụng.

Về loại bếp sử dụng chảo

Tất cả các loại chảo chống dính cao cấp hiện nay đều có thể sử dụng cho bếp gas, và phần lớn trong số đó được phép dùng cho bếp hồng ngoại. Tuy nhiên, với loại bếp điện, chảo chống dính bếp từ phải có bề mặt đáy phẳng và nhiễm từ. Bạn có thể sử dụng nam châm để kiểm tra điều này: Chảo có từ tính là khi nam châm bị hút vào đáy chảo, như vậy thì các chị em nội trợ có thể yên tâm sử dụng.

Trọng lượng

Các loại chảo chống dính bằng gang thường có trọng lượng nặng hơn so với các chất liệu khác (khoảng 2kg). Đa số các gia đình Việt sẽ lựa chọn chảo nhôm vì trọng lượng nhẹ, có thể sử dụng và vệ sinh dễ dàng. Tuy nhiên, chảo gang sẽ có thể giữ nhiệt tốt hơn chảo nhôm. Do đó, nếu gia đình bạn có nhiều thành viên, cần một chiếc chảo để nấu nhiều thực phẩm thì chảo gang sẽ là sự lựa chọn lý tưởng.

Với những chảo có trọng lượng nặng sẽ có khả năng chịu và giữ nhiệt cao hơn so với các loại có trọng lượng nhẹ. Và điều này có thể khiến việc cầm nắm chảo của các bà nội trợ bị mất sức. Nhưng nếu có thể bạn cũng nên bỏ ra một số tiền để đầu tư cho một chiếc chảo chống dính chất lượng cao và sử dụng lâu bền.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc