Trong giao tiếp giữa người với người, không phải ai cũng đủ phẩm chất để bạn đối xử thẳng thắn mà không xảy ra vấn đề: có một số người đố kỵ, có kẻ hám lợi, có người đơn giản là chưa hiểu thế sự.
Người sở hữu EQ cao nhờ khéo léo mà tránh được những rắc rối và khi che giấu thật tốt ba điều dưới đây. Nếu làm được như vậy, bạn sẽ thu được nhiều phúc lành.
1. Che giấu vết thương lòng
Trên đời này, hỏi ai không mang trong mình vết thương lòng? Tuy nhiên, rất nhiều người có thói quen thổ lộ với chúng ra, với mong muốn nhận được sự đồng cảm và quan tâm từ người khác. Họ nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi lời nói hay thái độ của người khác.
Che dấu vết thương lòng (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, chúng tôi phải nhấn mạnh một điều, thông thường những vết thương của bạn không đổi được sự thông cảm và thương cảm của người khác. Thậm chí, có những người – họ không có sự đồng cảm với cảm xúc của người khác, họ sẽ cho rằng, bạn đạo đức giả và bất tài.
Vết thương của bạn không những không được tra thuốc giảm đau mà còn bị sự thờ ơ của họ làm cho rỉ máu. Bởi vậy, tự chữa lành bản thân và củng cố bản thân là cách sinh tồn tốt nhất.
2. Che dấu cảm xúc
Trong cuộc sống ai cũng có lúc mất kiểm soát cảm xúc. Dù sao đi nữa, con người không có sự hoàn hảo. Có câu nói: “dưới đáy chiếc bình luôn có cặn” và cuộc đời không cứ mãi suôn sẻ.
Nhưng những người may mắn biết cách điều chỉnh cảm xúc của mình để chúng không phát tiết; họ lần lượt làm chủ mọi ý nghĩ, họ cân nhắc thái độ sống trước khi biểu hiện chúng ra ngoài; người như vậy, họ đủ tinh tế để không đặt người khác vào các tình huống khó xử.
Sự ‘che dấu’ nếu đi kèm ‘không chân thành’, không sớm thì muộn mối quan hệ của các bạn sẽ tiêu mất. Che dấu để tự điều chỉnh, che dấu để tự hoàn thiện, che dấu để tự chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân và làm nơi nương tựa cho người khác; thì che dấu ấy là điều chỉ có những người dũng cảm nhất, mạnh mẽ nhất, bản lĩnh nhất mới có thể làm được.
3. Che giấu dục vọng
Người xưa từng nói: “Có dục vọng mà không theo đuổi, tỏ ra kiêu ngạo thì không thể trưởng thành”. Câu này có ý nói rằng, người nói ra dục vọng nhưng không đạt được, họ đã tự tạo cho mình một nhãn mác “người còn non trẻ”.
Tuy nhiên, người trưởng thành sẽ hiểu, dục vọng là thứ không thể thiếu, nhưng không thể tùy tiện nói hay tùy tiện thỏa mãn.
Con người còn sống, thì sẽ có thứ họ mong muốn. Vì danh – lợi – tình mà có nhiều người liều lĩnh đến mức coi thường luân thường đạo lý, bất chấp thuần phong mỹ tục, thường làm những việc hại người, hại mình. Khi không thỏa mãn dục vọng, thái độ sống của họ có thể sẽ thay đổi 180 độ.
Do đó, chúng ta nên học cách tu dưỡng đạo đức của mình. Không dễ dãi chiều theo ham muốn của bản thân, và không “dẫn dụ” lòng ham muốn của người khác để lấy sĩ diện và khoe khoang tài năng.
Bạn nhớ câu nói này chứ?: “Điều không nói mà làm là quý, điều nói mà làm là bình thường, điều nói mà không làm là tầm thường”.