Rau muống là một loại rau thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau được trồng ở trên cạn, hoặc dưới nước. Giá trị dinh dưỡng của rau và mức độ an toàn phụ thuộc rất lớn vào chất đất, nước tưới và môi trường canh tác. Rau muống có nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ cung cấp cho nhu cầu của cơ thể.
Rau muống là món ăn giải nhiệt mùa hè, giải độc khi bị say nắng Trong rau muống có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng cao: canxi, phốt pho, sắt, Vitamin có carotene , vitaminC, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2.
Không ăn rau muống kết hợp với uống sữa
Nếu bạn có thói quen này thì nhanh chóng chấm dứt ngay bởi vì trong sữa hàm lượng canxi cao và trong rau muống lại có thành phần rất lớn ảnh hưởng đến hấp thụ canxi, thêm vào đó rau muống chứa đạm gây đau bụng cho người ăn.
Sai lầm khi ăn rau muống còn sống
Nếu ăn rau muống sống, các ký sinh trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể... Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.
Sai lầm khi ăn rau muống trái mùa
Nhiều người rất thích ăn rau muống vì vậy kể cả mùa đông cũng thường xuyên mua rau muống về ăn. Tuy nhiên, rau muống trái mùa rất khó trồng và để chăm sóc được loại rau trái mùa này cần phải sử dụng đến lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật rất lớn. Nếu bạn mua phải loại rau chưa phân giải hết lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.
Không nên rau muống khi đang bị thương
Trong trường hợp bạn đang uống thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Đặc biệt, những ai đang bị vết thương trên da cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi gây xấu da.