“Chim ưng” săn cướp trên đường phố Sài Gòn

06:26, Thứ bảy 30/04/2011

( PHUNUTODAY ) - Ở đó có một trinh sát trẻ từng được mệnh danh là “chim ưng” trên đường phố Sài Gòn. Anh là Trung uý Nguyễn Đức Hưng – người góp phần không nhỏ vào những chiến công...#160;

(Phunutoday) - Với mỗi chiến công của đội hình sự đặc nhiệm thuộc phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) công an TP.HCM đều có những dấu ấn, thậm chí là máu và nước mắt của các trinh sát đường phố. Ở đó có một trinh sát trẻ từng được mệnh danh là “chim ưng” trên đường phố Sài Gòn. Anh là Trung uý Nguyễn Đức Hưng – người góp phần không nhỏ vào những chiến công của tập thể phòng PC45, công an TP.HCM, từng được tuyên dương là công dân trẻ tiêu biểu của thành phố mang tên Bác.

Chuyện chưa kể trong những trận đánh án

Đối với các trinh sát hình sự đặc nhiệm, chuyện đánh án như là bữa cơm hàng ngày. Do đó ngồi với tôi, trinh sát trẻ, trung uý Nguyễn Đức Hưng có luôn miệng nói về những chiến công thầm lặng đó, mà anh khiêm tốn, “đó là thành tích của cả anh em, của cả một tập thể, chứ tôi có hơn gì an hem ở đây đâu”.

Lính hình sự là thế, chỉ biết rong ruổi trên “ngựa sắt” khắp đường phố Sài Gòn, chứ còn kể chuyện hồ sơ đánh án thì không có khiếu và làm sao có thể nhớ hết được. Hưng kể, trong khoảng thời gian tháng 6 và  đầu tháng 7 - 2009, trên địa bàn TP.HCM liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ mất trộm tiền tỷ với hình thức phạm tội cùng thủ đoạn tương tự. Đó là những người vừa rút lượng lớn tiền mặt từ các ngân hàng và vận chuyển bằng ô tô về thì trên đường xe bị dính đinh tự chế, những người trên xe bước xuống kiểm tra thì lập tức túi tiền trên xe bị đạo chích lấy đi.

Hơn một tháng ăn dầm nằm dề, đội nắng dầm mưa, Nguyễn Đức Hưng cùng các đồng đội phải đi giám sát, thu thập tài liệu, khoanh vùng các đối tượng nghi vấn… Nhưng lúc này cái khó của các anh chính là là làm sao bắt quả tang được đối tượng đang gây án để kẻ phạm tội không thể chối tội? Qua trình điều tra, Hưng cùng đồng đội đưa vào diện nghi vấn nhóm người mang quốc tích Indonesia đang lưu trú tại một số khách sạn tại khu vực trung tâm quận 1.

Thời cơ đã đến sau nhiều ngày mật phục, đeo bám theo nhóm đối tượng. Đó là trưa 14-7, hai đối tượng Indonesia đã dùng xe gắn máy đeo bám theo một xe ô tô của một doanh nhân Đài Loan vừa rút số tiền 22.900 USD (tương đương với 4,1 tỷ đồng) ra khỏi một chi nhánh ngân hàng quốc tế trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1. Lúc đó trời Sài Gòn mưa nặng hạt. Nhóm đối tượng không hề biết, phía sau chúng có đến 18 trinh sát hình sự đặc nhiệm đang dùng xe gắn máy đeo bám theo sát nút.

Khi xe ô tô chuyển tiền đến giao lộ Trần Hưng Đạo – Hồ Hảo Hớn, quận 1, dưới cơn mưa buổi trưa, chiếc ô tô bỗng nhiên cán phải gói thuốc lá cái đinh tự chế của các đối tượng người Indonesia. Mọi động tĩnh của nhóm nghi can, không thoát khỏi tấm mắt như “cú vọ” của các trinh sát nhưng các anh chưa giăng lưới, phải chờ thời điểm thích hợp. Khi doanh nhân Đài Loan cùng 2 người trên xe bước xuống kiểm tra, lợi dụng lúc này, nhóm đối tượng lẻn mở cửa xe lấy túi xách chứa tiền.

“Đoàng! Đoàng! 2 phát súng vang lên, nhóm đối tượng Indonesia liếc mắt đã thấy xunh quanh chúng đã có hàng chục thanh niên như những gã xe ôm bao quanh. Biết là bị cảnh sát phục kích, nhóm đối tượng lên xe phóng như điên bạt mang trên đường phố Sài Gòn. Hưng tâm sự  “Trong đầu chúng tôi lúc đó chỉ nghĩ đến việc không để “sổng” thủ phạm khi niềm tin của người dân, ban giám đốc công an TP.HCM, lãnh đạo phòng tin cậy giao phó cho đội”.
d
“chim ưng” Nguyễn Đức Hưng xuống đường làm nhiệm vụ..


Luồn lách trên đường phố chật hẹp, các đối tượng Indonesia chạy trối chết. Nhưng những tay lái lụa của đội hình sự đặc nhiệm, trong đó có Hưng đeo bám quyết liệt. Khi đến đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, Hưng cùng an hem trong đội đã đuổi kịp, chặn đầu khoá đuôi 2 nghi can. Cố chống trả để thoát thân nhưng chúng buộc phải tra tay vào còng trước sự dũng mãnh của Hưng và các trinh sát trẻ. Ngay trong chiều cùng ngày, các nghi can khác đang ẩn náu tại các khách sạn tại trung tâm TP.HCM cũng lần lượt sa lưới, không thể chống cự được.

“Nhiều tên trong nhóm dù biết tiếng Việt nhưng cố tình không nói khiến việc lấy lời khai gặp khó khăn vì phiên dịch tiếng Indonesia rất hiếm. Chúng tôi phải mời một sĩ quan phòng xuất nhập cảnh, một giảng viên của trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM.

Có đối tượng, công an hỏi tên gì bằng tiếng Việt, chúng đều trả lời “I don’t know” (Tôi không biết) bằng tiếng Anh” – Hưng kể lại một kỉ niệm vui trong những ngày gian khổ lần theo dấu chân tội phạm. 

Hầu hết các chiến công lớn nhỏ của đội hình sự đặc nhiệm đều mang một dấu ấn riêng, trong đó Hưng đều có mặt. Còn nhớ vụ án điểm liên quan đến băng nhóm Đạt :trắng”(tức Đặng Quốc Đạt, 26 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) cướp giật rồi quay lại trả thù, chémman người truy đuổi đã làm dư luận bức xúc lẫn phẩn nộ. Nhớ lại chiến công ấy, Trung uý Nguyễn Đức Hưng trầm ngâm: “Băng Đạt “trắng” chuyên cho vay trả góp, bảo kê gái, đâm thuê chém mướn nhưng hồi giờ chưa có tên trong sổ đen của công an nên làm anh em trinh sát rất vất vả để xác minh, truy lùng.

 

f
Nguyên đội trường hình sự đặc nhiệm, phòng PC45, công an TP.HCM, đồng chí Phạm Văn Phòng, “Hưng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

 

Thời điểm đó, dư luận rất bức xúc về kiểu xã hội đen lộng hành của nhóm này nên càng làm chúng tôi phải quyết tâm lâm trận”. Khi ấy khoanh vùng nghi phạm đã khó, nắm được hang ổ của Đạt “trắng” đã khó nhưng các trinh sát lại ăn dầm nằm dề theo dõi để chờ thời cơ thích hợp quăng lưới tốm gọn cả nhóm. Chính thời điểm đó Hưng cùng các đồng đội đã phải bỏ bụng, đối phó với những cơn đói bằng bánh ngọt, rồi lúc nào cũng kè kè trên xe chai nước suối để thoả mãn cơn khát giữa cái nắng nóng của Sài Gòn và không được cóc lúc nào rời mắt khỏi nghi phạm.

 Và kết quả của những ngày gian khổ đó là Đạt “trắng” và đàn em của hắn đã phải sa lưới ngay tại hang ổ ngay tại quán cà phê Hoàng Hạc của Đạt ở quận Tân Phú, TP.HCM. Chính chiến công đó của Hưng cũng như các đồng đội của đội hình sự đặc nhiệm đã làm cho người dân nức lòng, cảm phục và thêm yêu mến lính hình sự hơn.

Cơ nghiệp lính hình sự

Sinh năm 1981, quê huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội, Hưng cùng gia đình chuyển vào sinh sống tại TP.HCM lúc anh lên 14 tuổi. Hưng kể với tôi, với anh đáng ghi nhớ nhất cưộc đời là ngày 10-2-2001. Đó là ngày Nguyễn Đức Hưng được đi nghĩa vụ công an – thoả mãn ước mơ từ thuở nhỏ.

Và như thế sau 4 tháng học tập tại trường bồi dưỡng nghiệp vụ, anh được chỉ định về công tác tại trung đoàn cảnh sát cơ động (tức phòng nghiệp vụ PC18), công an TP.HCM. Sau gần một năm công tác, Hưng được cấp trên điều động về đội chống cướp giật (đội 3) – tiền thân của đội hình sự đặc nhiệm thuộc phòng sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội ntgày nay. Ngày 2/4/2008, đội hình sự đặc nhiệm ra mắt, nhằm tái lập lại lực lượng SBC (tức săn bắt cướp) huyền thoại một thời thì Hưng tiếp tục được công tác tại đây. Hơn 8 năm công tác trong ngành công an, Hưng đã được tặng thưởng hơn 20 giấy khen của Thành đoàn, của chính quyền các cấp TP.HCM…

 

Dù đã có gia đình nhưng trót đem bám cái nghiệp lính hình sự nên ban ngày anh phải trực chiến tại đơn vị, sẵn sàng lên đường thực hiện mệnh lệnh bất cứ lúc nào. Và rất may mắn khi Hưng đã có được một người vợ am hiểu, thông cảm cho cái nghề của anh. Buổi tối, các trinh sát lên đường một đêm, được nghỉ hai đêm tiếp theo. Có theo chân các trinh sát hình sự đặc nhiệm từ ngày mới thành lập, chúng tôi mới thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, đôi khi phải đổ cả máu để giữ từng đêm bình yên trên các tuyến đường thành phố.

 “Ngày lễ, tết, trong khi mọi người sum vầy bên gia đình thì lính hình sự lại phải trực chiến. Dường như chúng tôi ở ngoài đường nhiều hơn ở nhà. Vất vả nhưng chúng tôi yêu nghề công an, tự hào là chiến sĩ công an nhân dân” – nở một nụ cười hiếm hoi trên khuôn mặt lạnh tanh thường thấy của lính hình sự, Hưng nói bằng giọng quyết đoán. 

Nhận xét về một chàng trinh sát từng là lính của mình, đồng chí  Phạm Văn Phòng – nguyên đội trường đội hình sự đặc nhiệm, phòng PC45, công an TP.HCM, nay đã chuyyển công tác về một cục của Bộ công an – đã chai sẻ, Hưng có lập trường, quan điểm rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, nhanh nhẹn, tháo vát, năng động, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không ngại khó ngại khổ, tính toán thiệt hơn trước các đối tượng nguy hiểm.

Còn bí thư đoàn của phòng PC45, đại úy Nguyễn Đào Minh Huy, nói thêm, năm 2008, phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã đề cử anh Lê Văn Hải, điều tra viên trẻ của đội truy xét trọng án chưa rõ thủ phạm (đội 9) từng nằm trong danh sách công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM. Và đến năm 2009, đại diện của công an TP.HCM đạt danh hiệu này là trung úy Nguyễn Đức Hưng.

 

Khi tiếp xúc với các đồng đội của Hưng, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện hấp dẫn về Hưng; nhưng với anh có thể để nói về mình thì anh khá khiêm tốn và “ngại”. các trinh sát hình sự khác kể, Hưng là một tay lái “lụa”, hễ Hưng chú ý vào đối tượng nào trên đường thì đó chính là tội phạm hoặc sắp gây án, anh có một con mắt tinh tường đến như thế. Còn khi truy đuổi nóng tội phạm, Hưng có một bản lĩnh mà khiến các đồng đội cũng nể, đó là tài nghệ luồn lách trên “ngựa sắt” giữa đường phố Sài Gòn chật hẹp, đông đúc và khi đã vào cuộc thì Hưng phải quyết tâm đến cùng, cho đến khi đối tượng tra tay vào còng mới được. Chính vì thế Nguyễn Đức Hưng thường được đồng đội gọi là “chim ưng” trên đường phố Sài Gòn.

với nghề bằng cơ nghiệp chỉ là lính nghĩa vụ, và bản lĩnh thực thụ của anh đã giúp anh trở thành lính hình sự tinh nhuệ, bản lĩnh. Đã từng có nhiều máu của lình hình sự đã đổ xuống, nước mắt người thân của họ đã rơi; nhưng những công dân, những lính hình sự như Nguyễn Đức Hưng đang rất cần cho sự bình yên của xã hội này.
  • Thu Hằng
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc